Gỡ “nút thắt” VLXD cho các dự án đầu tư công trọng điểm phía Nam

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 25/06/2024 11:00

Có tới 16/21 dự án trọng điểm quốc gia tại khu vực phía Nam hiện đang thiếu khoảng 65 triệu m3, trong khi nguồn cát tại các tỉnh một số tỉnh ĐBSCL vẫn khá dồi dào, nhưng vướng thủ tục pháp lý.

>>TP.HCM: Khẩn trương huy động nguồn VLXD để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công

Đó là nội dung được Bộ GTVT nêu ra tại buổi tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan tới nguồn VLXD san lấp tại các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm phía Nam, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư, các tỉnh, thành phía Nam, chiều 24/6/2024.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư, các tỉnh, thành phía Nam, chiều 24/6/2024.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư, các tỉnh, thành phía Nam, làm việc trực tiếp tại ĐBSCL để gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan tới nguồn VLXD san lấp tại các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm phía Nam, chiều 24/6/2024.

Vướng thủ tục pháp lý

Đáng chú ý, đây là lần thứ 4 lãnh đạo Chính phủ trực tiếp làm việc với các bộ, ban, ngành và các địa phương để xử lý các vướng mắc, khó khăn về nguồn VLXD san lấp đối với các dự án giao thông trọng điểm, như: Dự án Vành đai 3 TP.HCM, các dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Cần Thơ - Cà Mau; đường HCM đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất và Gò Quao - Vĩnh Thuận...

Liên quan tới việc thiếu nguồn VLXD phục vụ cho các dự án, báo cáo với Phó thủ tướng, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết: Hiện nay có tới 16/21 dự án trọng điểm quốc gia tại khu vực phía Nam đang thiếu khoảng 65 triệu m3 trong khi nguồn cát tại các tỉnh tại ĐBSCL, như: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng… vẫn khá dồi dào. Tuy nhiên, do các tỉnh đều đang vướng mắc nhiều về thủ tục pháp lý dẫn đến phần lớn các mỏ cát chưa khai thác để cấp cho các dự án. Trong khi, các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang trước đó đã từng cam kết cấp 6 triệu m3, Tiền Giang là 3 triệu m3 cho dự án Vành đai 3 TP.HCM, nhưng đến nay chưa tỉnh nào cấp được.

Nêu những khó khăn trong việc triển khai, ông Phạm Văn Trọng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, trữ lượng cát của tỉnh hiện có khoảng 45 triệu m3 nhưng cũng chưa thể cấp quyền khai thác. Về lý do, ông Trọng cho rằng, sau khi nhận đề xuất từ Bộ GTVT cấp 6,3 triệu m3 cho một số dự án giao thông trọng điểm, Tiền Giang đã xác định có thể khai thác 17/31 mỏ và cho các nhà thầu Dự án Vành đai 3 lựa chọn, nhưng hiện còn vướng thủ tục pháp lý nên chưa thể thực hiện. 

Do đó, "để rõ ràng về thủ tục pháp lý, UBND tỉnh Tiền Giang đã có kế hoạch khai thác cho đúng quy định. Và trong vòng 3 tháng tới, Tiền Giang sẽ bắt đầu khai thác cấp cho dự án Vành đai 3 TP.HCM", ông Trọng cam kết.

Nêu giải pháp về việc sử dụng nguồn cát biển để làm vật liệu san lấp cho các dự án, ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết tỉnh đã thành lập 2 hội đồng khai thác và thẩm định khai thác cát biển để cung cấp cho các dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Hiện nay, Sóc Trăng đang chờ thủ tục cuối cùng từ Bộ TN-MT trước khi cung cấp.

"Cơ bản tỉnh Sóc Trăng đã sẵn sàng cung cấp cát biển và cả cát sông cho các tỉnh, thành có nhu cầu sử dụng. Do đó, ai có nhu cầu thì nên đăng ký với tỉnh sớm, chúng tôi đang có trữ lượng rất lớn", ông Lâu nói.

ông Phạm Văn Trọng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, cho biết trữ lượng cát của tỉnh hiện có khoảng 45 triệu m3 nhưng cũng chưa thể cấp quyền khai thác.

Ông Phạm Văn Trọng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang: trữ lượng cát của tỉnh hiện có khoảng 45 triệu m3 nhưng cũng chưa thể cấp quyền khai thác vì vướng thủ tục pháp lý.

>>Vành đai 3 TP.HCM: Thiếu cát… áp lực tiếp tục dồn lên vai chủ đầu tư?

Cát biển, tro xỉthay thế cát sông

Nêu quan điểm về sự linh hoạt linh hoạt trước áp lực nguồn cung VLXD của các địa phương ĐBSCL do vướng thủ tục pháp lý, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện dự án Vành đai 3 TP.HCM đang thiếu hơn 9 triệu m3 cát lấp, mặc dù trước đó Vĩnh Long và Tiền Giang đã thống nhất cấp cho TP.HCM tổng cộng là 3 triệu m3 vào cuối năm 2024. Riêng Bến Tre thì cuối năm 2024 sẽ bắt đầu cung cấp. Trước áp lực và khó khăn do thiếu cát lấp, nhiều nhà thầu đã phải mua cát từ Campuchia với lượng ổn định. Do đó, để dự án Vành đai 3 TP.HCM đạt tiến độ, TP.HCM ủng hộ phương án này, mặc dù có thể sẽ phải chi bù chênh lệch giá, nhưng xét về lâu dài có thể hạn chế khai thác tài nguyên cát trong nước.

ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện dự án Vành đai 3 TP.HCM đang thiếu hơn 9 triệu m3 cát lấp, mặc dù trước đó Vĩnh Long và Tiền Giang đã thống nhất cấp cho TP.HCM tổng cộng là 3 triệu m3 vào cuối năm 2024

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM: hiện dự án Vành đai 3 TP.HCM đang thiếu hơn 9 triệu m3 cát lấp, mặc dù trước đó Vĩnh Long và Tiền Giang đã thống nhất cấp cho TP.HCM tổng cộng là 3 triệu m3 vào cuối năm 2024.

Góp ý về giải pháp giảm áp lực nguồn cung VLXD chom các dự án giao thông trọng điểm, ông Âu Nguyễn Đình Thảo - Phó giám đốc Công ty nhiệt điện Duyên Hải (Tổng công ty Phát điện 1) cho hay, hiện đơn vị có khoảng 3,9 triệu tấn tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện Duyên Hải (tại Trà Vinh) đang gặp khó trong tiêu thụ. Mặc dù hàng năm, tro xỉ của các nhà máy thuộc công ty đều được Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) lấy mẫu thử nghiệm, cấp chứng nhận đủ điều kiện làm vật liệu san lấp; hợp quy tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng. Vì vậy, Công ty nhiệt điện Duyên Hải kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành T.Ư tháo gỡ khó khăn để tro xỉ có thể cung cấp cho các dự án giao thông như một phương án thay thế cát lấp.

Kết luận buổi làm việc, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong thời gian tới, các ban, bộ, ngành T.Ư đến địa phương sẽ linh hoạt, linh động để xử lý các vướng mắc như tình trạng thiếu cát và không làm tăng tổng mức đầu tư.

Đối với tỉnh Tiền Giang, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, cho rằng thời gian 3 tháng mới khai thác cát để cung cấp cho các dự án là không cần thiết, do đó, Tiền Giang phải gấp rút hơn để đảm bảo tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.

“Nếu dự án Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ mà do Tiền Giang chậm cung cấp cát lấp thì lãnh đạo tỉnh Tiền Giang phải chịu trách nhiệm", Phó thủ tướng nói.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long… phải khẩn trương giải quyết các vướng mắc hiện nay trong quá trình cấp phép, nâng công suất khai thác các mỏ cát trên địa bàn.

“Trong công tác này, cần có sự thống nhất giữa cấp ủy, chính quyền và nếu có vướng mắc thì trình lên T.Ư xử lý ngay. Ngoài ra, Bộ GTVT phải phối hợp với Bộ Xây dựng có văn bản chính thức về việc áp dụng các vật liệu san lấp nền đường là cát biển, tro xỉ để thay thế cát sông”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM: Khẩn trương huy động nguồn VLXD để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công

    15:51, 03/04/2024

  • Kỳ vọng cho vật liệu xây dựng: Thị trường VLXD năm 2024 sẽ khởi sắc

    19:52, 27/12/2023

  • Lo ngại “chảy máu” khoáng sản tại Phú Yên - Bài 3: VLXD “thừa lậu… thiếu chính quy”?

    00:30, 10/08/2023

  • VLXD Xuân Hòa Hà Nội: Sản xuất “xanh” bảo vệ môi trường

    15:42, 23/07/2023

  • Eurowindow - Thương hiệu VLXD xanh, kiến tạo giá trị vững bền cho người Việt

    17:14, 04/05/2023

  • Sàn giao dịch hàng hóa “khắc chế” nguy cơ VLXD tăng giá đột biến

    06:20, 30/05/2021

  • Cơ hội phục hồi ngành vật liệu xây dựng nửa cuối năm 2024 nhờ đầu tư công

    04:30, 24/06/2024

  • TP.HCM: di dời hơn 14.000 căn nhà ven kênh rạch bằng vốn đầu tư công?

    01:44, 23/06/2024

  • Giải ngân vốn đầu tư công TP.HCM: Lo ngại khó hoàn thành mục tiêu?

    00:10, 11/06/2024

  • Quan Sơn (Thanh Hóa): Phát huy vai trò đầu tư công trong nền kinh tế

    21:20, 10/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gỡ “nút thắt” VLXD cho các dự án đầu tư công trọng điểm phía Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO