Gỡ “rào” cho du lịch thông minh

THY HẰNG 09/09/2018 00:19

Du lịch thông minh được xây dựng trên nền tảng của công nghệ thông tin - truyền thông, qua đó, bảo đảm sự tương tác giữa nhà quản lý - doanh nghiệp và khách du lịch.

Theo ông Nguyễn Tất Hiếu - Trưởng khối nghiên cứu và phát triển Công ty Vietnamtourism - Hanoi JSC, tại thị trường Hà Nội, nhóm khách lẻ đến du lịch rất lớn. Ban đầu, họ đi theo tour tuyến, khi ổn định, họ sẽ chọn hình thức Free and Easy - loại hình du lịch bao gồm các dịch vụ thiết yếu nhất cho một chuyến du lịch bao gồm vé máy bay, khách sạn, xe đón và tiễn khách ở sân bay.

p/Để phát triển được du lịch thông minh, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ nền tảng cơ bản, nhất là số hoá dữ liệu và đào tạo nhân lực. (Ảnh: Du khách tìm hiểu thông tin du lịch tại TP.HCM. Ảnh: G.THUẬN)

Để phát triển được du lịch thông minh, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ nền tảng cơ bản, nhất là số hoá dữ liệu và đào tạo nhân lực. (Ảnh: Du khách tìm hiểu thông tin du lịch tại TP.HCM. Ảnh: G.THUẬN)

Nở rộ loại hình mới

Theo đó, những du khách này sẽ sử dụng ứng dụng di động để đặt dịch vụ thiết yếu nói trên và tiếp tục dùng ứng dụng di động để du lịch thay vì tham gia một chương trình tour trọn gói.

Cùng với Free and Easy, gần đây, loại hình chia sẻ phòng Airbnb - mô hình kết nối người cần thuê nhà, thuê phòng nghỉ với những người có phòng cho thuê thông qua ứng dụng di động cũng đang thu hút hơn 300 triệu người dùng trên khắp thế giới.

Tại Việt Nam, Airbnb sở hữu 16.000 phòng nghỉ tính riêng tại Hà Nội và TPHCM. Số phòng này ước bằng tổng số phòng của hệ thống khách sạn từ 2-4 sao của TP.HCM, một trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước.
Đặc biệt, không chỉ dừng lại ở hai loại hình du lịch nói trên, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dự báo sẽ đưa du lịch thông minh phát triển với nhiều loại hình kết nối mới, gây áp lực lớn, thậm chí phá vỡ mô hình truyền thống về dịch vụ du lịch lưu trú.

Lượng du khách quốc tế đặt và mua dịch vụ trên mạng cho chuyến đi đến Việt Nam chiếm 64%.

Điều này là có căn cứ, số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam cho thấy, trong năm 2017, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua việc tham khảo thông tin điểm đến trên Internet chiếm 71%. Ngoài ra, lượng du khách quốc tế đặt và mua dịch vụ trên mạng cho chuyến đi đến Việt Nam chiếm 64%.

Điều đáng nói, hiện nay chỉ có trên 50% số doanh nghiệp lữ hành trong nước áp dụng thành công việc bán hàng, thanh toán online. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện chỉ có khoảng 10 sàn giao dịch điện tử về du lịch, chiếm khoảng 20% các sàn giao dịch dịch vụ như Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn, mytour.vn, gotadi.com, vntrip.vn. 80% còn lại là sàn giao dịch điện tử nước ngoài như Agoda.com, booking.com, Traveloka.com, Expedia.com... “Đây là áp lực, nhưng cũng là động lực để Việt Nam tạo đột phá trong phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn” - ông Vũ Quốc Trí, Đại diện Tổng Cục Du lịch nhìn nhận.

Liên kết trên nền tảng số hoá dữ liệu

Hiện, Việt Nam đã có các nền tảng trong từng lĩnh vực để phát triển du lịch thông minh. Ví dụ về lĩnh vực thông tin đã có trên các ứng dụng TripAdvisor, Yelp... Về cơ sở lưu trú có: Airbnb, homeAway... Về phương tiện đi lại có Grab, Lyft... Về điểm ăn uống có EatWith, Feastly... “Tuy nhiên sự chia sẻ thông tin trong các lĩnh vực còn hạn chế, liên kết còn rời rạc, chưa có nhiều doanh nghiệp tận dụng được các nền tảng này”.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng sẽ phát triển y tế và du lịch thông minh

    Đà Nẵng sẽ phát triển y tế và du lịch thông minh

    05:05, 20/04/2018

  • Cần Thơ triển khai mô hình du lịch thông minh Phong Điền

    Cần Thơ triển khai mô hình du lịch thông minh Phong Điền

    13:00, 20/04/2017

  • Tiền An và giấc mơ về du lịch cộng đồng

    Tiền An và giấc mơ về du lịch cộng đồng

    00:02, 08/09/2018

  • Thị trường du lịch hỗn loạn vì “tour 0 đồng”

    Thị trường du lịch hỗn loạn vì “tour 0 đồng”

    11:00, 07/09/2018

Theo ông Trí, thực tế, các doanh nghiệp du lịch đang gặp khó khăn về vốn, tài chính, công nghệ để phát triển nền tảng công nghệ thông tin riêng. Đặc biệt khâu kết nối với các doanh nghiệp công nghệ và doanh nghiệp du lịch còn hạn chế”.

Để khai thác “mảnh đất màu mỡ” du lịch thông minh tại Việt Nam, ông Trí cho rằng, phụ thuộc rất lớn vào cái bắt tay của các doanh nghiệp du lịch và công nghệ. Tuy nhiên, để làm được điều này, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ nền tảng cơ bản, nhất là số hoá dữ liệu và đào tạo nhân lực.

“Cần xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh thông qua các hình thức xã hội hoá. Trong đó, cần bắt đầu từ việc cơ bản nhất là số hoá dữ liệu, tích hợp hệ thống trao đổi dữ liệu giữa khách du lịch - điểm đến - doanh nghiệp - cơ quan quản lý trên nền tảng chính là Big data. Các doanh nghiệp du lịch và công nghệ sẽ phát triển trên nền tảng này để đưa ra các thay đổi nâng cao chất lượng dịch vụ, kết nối thu hút khách du lịch tới điểm đến du lịch thông minh tại Việt Nam ”, ông Trí nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gỡ “rào” cho du lịch thông minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO