Nội các nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV về cơ bản đã hoàn thiện và chúng ta tin tưởng với những gương mặt ưu tú ấy sẽ tiếp nối những thành công của nhiệm kỳ khóa trước.
Qua đó, đổi mới hơn nữa để có những quyết sách đúng, trúng với nguyện vọng của nhân dân, vì lợi ích dân tộc, quốc gia.
Mới đây, các đại biểu thông qua nghị quyết bầu các ông Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định và Nguyễn Đức Hải làm Phó Chủ tịch Quốc hội với tỷ lệ tán thành hơn 94,79%. Nghị quyết này được thông qua sáng 1/4 và có hiệu lực ngay. Các tân Phó Chủ tịch Quốc hội sẽ tiếp quản công việc của bà Tòng Thị Phóng, ông Uông Chu Lưu, ông Phùng Quốc Hiển – 3 nguyên Phó chủ tịch Quốc hội được miễn nhiệm
Trong 4 Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIV hiện chỉ có 1 Phó chủ tịch là ông Đỗ Bá Tỵ chưa được trình miễn nhiệm, do nhân sự dự kiến thay thế chưa phải là đại biểu Quốc hội. Quốc hội đã miễn nhiệm 3 Phó chủ tịch Quốc hội, gồm các ông, bà: Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu và Phùng Quốc Hiển.
Nhìn lại Quốc hội khóa XIV được cử tri cả nước bầu ra vào ngày 22/5/2016. Trong 5 năm qua, Quốc hội triển khai hoạt động trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, thế và lực của đất nước ngày càng lớn mạnh sau 35 năm đổi mới. Đây là một nhiệm kỳ được đánh giá rất thành công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước cũng như nhân dân tin tưởng.
Những quyết sách của Quốc hội luôn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc, từ yêu cầu phát triển của đất nước, tạo nên những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Có điều, nói đi cũng phải nói lại, nhiệm kỳ rồi cũng không phải hoàn hảo, bởi có những bộ Luật chưa được thông qua. Thực tế cho thấy, có những bộ Luật đang gặp những bất cập trong quá trình đưa ra thảo luận trên Nghị trường Quốc hội, cũng như việc vận dụng triển khai ngoài thực tiễn.
Người ta hay nói “lỗi do pháp luật”, mà Chính phủ là cơ quan quản lý Nhà nước nên hiểu rõ nhất pháp luật không thống nhất ở chỗ nào, bất cập ở đâu và cần phải sửa những gì. Từ đó đề xuất Quốc hội sửa đổi chính sách cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Chiều ngược lại, Quốc hội là cơ quan lập pháp nên cũng cần chủ động yêu cầu, đề xuất những bộ Luật có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn. Sửa những điều luật còn bất cập cho phù hợp với định hướng, xu thế phát triển.
Chẳng hạn: Nói về Luật Đất đai, Luật này “đang có nhiều vấn đề chồng chéo, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Những quy định chưa phù hợp của Luật Đất đai là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, khiếu kiện dai dẳng trong lĩnh vực này.
Ví như, vụ án Công ty địa ốc Alibaba lừa bán dự án “ma” cho hàng nghìn khách hàng, nếu người dân được cung cấp thông tin về quy hoạch đất đai và tính pháp lý của từng khu vực thật tốt thì có thể đã không xảy ra vụ án như vậy.
Tiếp theo, Luật về Hội đã được thảo luận tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, nhưng không chắc đến Quốc hội khóa sau đạo luật này có được đưa ra thảo luận lần hai hay không? Hay Luật Khám bệnh gần đây có trong chương trình nghị sự nhưng lại bị đưa ra vào phút chót.
Bên cạnh những bộ Luật đã được trình nhưng chưa thông qua, thì theo như một số đại biểu đề xuất Quốc hội nhiệm kỳ khoá XV yêu cầu Chính phủ xây dựng một số bộ Luật mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn như: Luật Dịch vụ công, Luật Bảo vệ động vật hoang dã, Luật Nghi lễ, nghi thức, quốc phục, quốc hoa; sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và Luật Thủ đô. Nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ trong xây dựng, phát triển nền văn hóa, bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát huy truyền thống dân.
Hoặc, cần xây dựng hai dự án Luật gồm Thực hành dân chủ ở cơ sở và Tự phê bình và phê bình. Nói như đại biểu Nguyễn Bắc Việt - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận: “Khi có luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, chính quyền mới thực sự là của dân, do dân, vì dân. Chúng ta phải xử lý được câu chuyện dân đến khiếu nại, tố cáo mà thực tế có nguyên nhân do thực hiện chưa tốt dân chủ ở cơ sở. Còn luật tự phê bình và phê bình là để cán bộ, công chức, viên chức tự soi lại mình để dân tin”.
Khách quan mà nói, Quốc hội mỗi năm họp 2 kỳ, có thể sửa một điều, sửa một số điều và thậm chí một luật sửa nhiều luật. Vì thế, với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV còn nhiều việc phải phải làm. Cần phải tiếp tục minh bạch, đổi mới hơn nữa hoạt động của mình, gạt bỏ đi những “nhóm lợi ích” để đốc thúc các cơ quan liên quan nhanh chóng sửa đổi một số chính sách pháp luật còn bất cập, không đồng bộ.
Đáng chú ý, có một điều để chúng ta tin tưởng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV sẽ thành công vì người đứng đầu thích triết lý vô vi, nói ít, lặng lẽ làm nhưng có tính hiệu quả. “Tôi thích triết lý về “vô vi”. Làm lặng lẽ nhưng phải mang lại hiệu quả cao. Đón nhận áp lực, chấp nhận thách thức như một cơ hội để thử sức mình”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng nói.
Điều này cũng có nghĩa, cử tri, nhân dân, các đại biểu cũng tin tưởng, kỳ vọng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng nội các của ông sẽ mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng của quốc gia. Nỗ lực hết mình để giải đáp nhiều tâm tư, nguyện vọng, gắn liền với đời sống của người dân.
Có thể bạn quan tâm
15:05, 02/04/2021
11:07, 24/03/2021
12:33, 23/03/2021
15:10, 02/04/2021
09:34, 02/04/2021
05:20, 02/04/2021
11:00, 01/04/2021
10:22, 01/04/2021
06:00, 01/04/2021
05:35, 01/04/2021
10:17, 31/03/2021
09:03, 31/03/2021
05:00, 31/03/2021
02:08, 31/03/2021
05:00, 29/03/2021
12:05, 27/03/2021
13:00, 26/03/2021
16:31, 25/03/2021
10:00, 25/03/2021
10:44, 24/03/2021
10:32, 24/03/2021
10:21, 24/03/2021
09:58, 24/03/2021