Góc tối giáo dục và nỗi oan trường chuyên

Diendandoanhnghiep.vn Thực sự, một tấm huy chương vàng Thế vận hội (thể thao) cũng danh giá không khác gì huy chương vàng toán, hóa, lý, tin học quốc tế.

Trường chuyên cần thay đổi phương thức hoạt động

Trường chuyên cần thay đổi phương thức hoạt động

Có một nửa quán quân chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” xuất phát từ những trường chuyên, năng khiếu, một nửa còn lại đến từ các trường THPT thông thường. Điểm chung của 18 quán quân này là đều du học ở Úc và hầu hết không trở về!

Con số thống kê giản đơn trong một mảng ươm mầm tài năng rõ rệt nhất này cho thấy, trường chuyên hiện nay vẫn chưa có gì vượt trội so với các trường thông thường.

Đơn cử như tỉnh nghèo Quảng Trị, trong số 4 thí sinh vào chung kết năm chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” có tới 3 quán quân, 1 á quân và không ai trong số ấy xuất phát từ trường chuyên Lê Quý Đôn.

Nhìn rộng ra một chút, năm 2019, tạp chí giáo dục danh tiếng tại Mỹ, PLoS Biology công bố danh sách 100.000 nhà khoa học danh tiếng được trích dẫn nhiều nhất thế giới, trong số này Việt Nam chỉ có 3 người được lọt vào.

Lấy chẵn cả thế giới có 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, nếu chia bình quân mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đóng góp 500 người. Việt Nam xấp xỉ 100 triệu dân, hàng chục trường chuyên, hàng trăm trường đại học, Viện nghiên cứu nhưng chỉ có 3 người trong danh sách của PloS Biology là quá ít so với quy mô hệ thống giáo dục.

Trong những ngày gần đây, bỏ hay giữ trường chuyên được bàn tán với tần suất dày đặc xuất phát từ một đề xuất của người trong cuộc. Người viết bài này cho rằng, không nên ứng xử quá cực đoan với trường chuyên, nhưng cũng không nên giữ khăng khăng hệ thống này mà không có thay đổi về mặt cấu trúc, phương pháp.

Vậy, bài toán ở đây là gì? Chính là tính hiệu quả của trường chuyên xứng đáng với nguồn lực được đầu tư, ưu tiên, sự kỳ vọng của xã hội. Đi kèm với nguồn lực khổng lồ (so với trường thông thường) trường chuyên có được “đính kèm” với nhiệm vụ tạo ra những hạt giống tài năng có thể nảy mầm?

Nếu học sinh từ trường chuyên cũng được đo đếm bằng số lượng vào đại học, số lượng có việc làm…, thì nó không khác mấy với trường thông thường. Nếu cùng chương trình đó, dung lượng kiến thức đó mà chỉ truyền thụ cho một số ít học sinh có khả năng hơn thì phải có công cụ đo đếm, đánh giá những người được hưởng thụ chính sách đào tạo đặc biệt này tạo ra giá trị gì “đặc biệt” cho xã hội.

Một vài quan điểm - dù lẻ tẻ nhưng đã gây sự chú ý từ cộng đồng lẫn giới chuyên gia, đó là học sinh hiện nay mất quá nhiều thời gian cho các môn học, giải những bài toán rất khó mà sau này trưởng thành rất ít được áp dụng. Ví dụ giải phương trình, đạo hàm, tích phân, vi phân, cân bằng phản ứng hóa học, học thuộc lòng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hằng đẳng thức,…

Chương trình học và thi quá cồng kềnh, nặng nề, học sinh không đủ thời gian để tiêu hóa hết lượng kiến thức đã thu nạp. Có cả chục môn học thuộc hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội trong khi đó áp lực phải “giỏi” phải bằng “con nhà người ta” là sợi dây vô hình trói buộc sự sáng tạo.

Việc tập trung quá mức vào truyền thụ kiến thức hàn lâm đã lấy hết thời lượng để học kỹ năng sống, khơi dậy tiềm năng thế mạnh của từng cá nhân. Kết quả là gì? Là học sinh, thậm chí tân cử nhân, thạc sỹ ở Việt Nam thiếu trầm trọng kỹ năng “mềm”.

Đó kỹ năng làm việc nhóm, thích nghi với thực tiễn công việc, ứng xử với cộng đồng, môi trường sinh thái, giao tiếp trên không gian ảo, thậm chí cả sức khỏe tình dục, sinh sản,…

Một con số thống kê rất đau lòng từ Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm ở nước ta có 300.000 ca nạo phá thai, trong đó 60-70% là học sinh và sinh viên!

“Hiện tượng Khá Bảnh” nổi tiếng và kiếm tiền tỷ từ những điều phi đạo đức, trái khoáy…, nhưng tại sao có hàng trăm nghìn người trẻ cảm thấy thích thú và xem anh ta là thần tượng? Chức năng giáo dục quan điểm sống, khả năng đề kháng với cái ác, xấu dường như thất bại?

Tôi dành khá nhiều thời gian để đọc bình luận (comment) trong các hội nhóm trên facebook - về “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc in lên rất nhiều sản phẩm. Thế nhưng rất rất ít học sinh và sinh viên, người trẻ bày tỏ sự lo lắng với chủ quyền lãnh thổ. Tôi tin chắc rằng, cũng không nhiều bạn trẻ hiểu được thế nào là “vùng đặc quyền kinh tế”, “thềm lục địa”, “lãnh hải”, “đường cơ sở”, “quyền tài phán”…

Người trẻ quan tâm gì nhất? Dĩ nhiên không thể trả lời chính xác. Song, hãy để ý chiếc điện thoại thông minh trên tay họ, đó là game, mạng xã hội, K-Pop, họ ù lỳ, thụ động trước các vấn đề nhức nhối trong xã hội.

Đây là hệ quả của việc bỏ qua vai trò quan trọng của các môn khoa học xã hội như văn học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, triết học. Nhưng làm sao để học giỏi các môn này cũng được “trọng vọng” như toán, lý, hóa?

Nhiệm vụ này thuộc về giáo dục phổ thông, đương nhiên trường chuyên hay trường thông thường cũng không đứng ngoài cuộc. Đơn giản thôi, cắt bỏ thời lượng dạy kiến thức hàn lâm, phân loại học sinh theo năng khiếu, sở trường.

Những học sinh có năng khiếu các môn tự nhiên nên được đào tạo riêng; thể thao, thể dục, bơi lội, nhạc, họa, nghệ thuật…, cũng nên được phân loại để phát huy năng lực cá nhân. Đây là cấu trúc chuyên biệt, chứ không phải chuyên theo kiểu hiện nay.

Nếu vẫn sử dụng cách tuyển sinh hiện nay thì trường chuyên là nơi lý tưởng để nuôi dưỡng tiêu cực, chạy chọt, xin xỏ, bệnh thành tích. Và vô tình, nó tạo ra sự bất bình đẳng xã hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Góc tối giáo dục và nỗi oan trường chuyên tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713519416 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713519416 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10