Gojek tìm gì ở ZaloPay?

Diendandoanhnghiep.vn Sau cuộc bắt tay với Momo chưa lâu, Gojek tiếp tục hợp tác với nền tảng thanh toán ZaloPay. Có vẻ ứng dụng gọi xe và giao hàng này muốn tìm kiếm sự đa dạng trên nền tảng của mình?

>>>Gojek tiếp tục “bắt trend” xe điện tại Việt Nam

Tiếp tục bắt tay với ví điện tử

Theo đó, người dùng trên nền tảng của ứng dụng Gojek có thể thanh toán bằng ZaloPay cho các dịch vụ như dịch vụ di chuyển và giao hàng bắt đầu từ năm 2024.

ZaloPay sẽ là một mảnh ghép mới trong ứng dụng của Gojek.

ZaloPay sẽ là một mảnh ghép mới tích hợp trên ứng dụng của Gojek.

Cuộc hợp tác lần này là một phần trong chiến lược của Gojek nhằm cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn hơn về phương thức thanh toán. Theo nhiều cách, nền tảng gọi xe công nghệ có xuất xứ từ Indonesia đang hướng đến mục tiêu mang lại trải nghiệm thanh toán an toàn, liền mạch và thuận tiện trên ứng dụng.

Nhìn chung, hình thức thanh toán qua ví điện tử đang phát triển rất nhanh trong những năm gần đây tại Việt Nam nhờ tính tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm. Bên cạnh đó, việc thanh toán không tiếp xúc cũng giúp đảm bảo an toàn tốt hơn cho người dùng trong các giao dịch, đặc biệt đối với các giao dịch có tần suất lặp lại cao như ăn uống, đi lại và giao nhận hàng.

Theo một khảo sát gần đây của Visa, 57% người tiêu dùng Việt Nam có tới ba ứng dụng ví điện tử trên điện thoại, 55% người tiêu dùng ưa thích một ứng dụng có thể thực hiện tất cả các giao dịch. Rõ ràng, với việc sử dụng ZaloPay để thanh toán cho các dịch vụ của mình, có thể sẽ đem lại sự tiện lợi, dễ dàng và an toàn cho những người dùng Gojek đang tích hợp ví điện tử này.

Mặc dù, Gojek cũng đang là một đối tác chiến lược của MoMo. Tuy nhiên, với sự đa dạng trong khả năng thanh toán của ZaloPay có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích cho chính nền tảng này khi Zalo hiện đang là ứng dụng “khủng nhất” tại Việt Nam với 10 triệu người dùng trả phí và hơn 70 triệu người dùng nhắn tin và trò chuyện.

Các nhà phân tích cho rằng, cú bắt tay của Gojek và ZaloPay ở thời điểm này được coi là sự chia sẻ khả năng tài chính, công nghệ và hiểu biết về trải nghiệm người dùng trong bối cảnh có sự so kè quyết liệt từ đối thủ cạnh tranh Grab. Tuy nhiên, xa hơn nữa có thể là chiến lược tận dụng hệ sinh thái đối tác của Gojek nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng, thúc đẩy khả năng đổi mới trong kinh doanh.

>>>Gojek và cú bắt tay mới cùng MoMo

>>>Gojek và “chiêu” quảng cáo cố ý

Chiến lược tận dụng hệ sinh thái đối tác

Theo các chuyên gia phân tích, thế giới kinh doanh ngày nay, sự thành công lâu dài của các doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào khả năng thích ứng, đổi mới và tìm kiếm cơ hội trong môi trường ngày càng cạnh tranh. Và trong bối cảnh đó, việc tận dụng hệ sinh thái của đối tác đã nổi lên như một chiến lược mạnh mẽ nhằm thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới nhằm đạt được thành công bền vững.

Ví điện tử bắt tay ứng dụng gọi xe để cộng sinh trong bối cảnh nền kinh tế không chắc chắn

Ví điện tử "bắt tay" ứng dụng gọi xe để cộng sinh trong bối cảnh nền kinh tế không chắc chắn

Có lẽ các doanh nghiệp bất chợt nhận ra rằng việc hợp tác với các đối tác chiến lược cho phép họ tận dụng các công nghệ, kiến thức chuyên môn và tệp khách hàng của đối tác để tăng tốc đổi mới và đón đầu xu hướng. Đồng thời, các liên minh hệ sinh thái này cũng mang đến cơ hội nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tiếp cận các thị trường mới hiệu quả hơn. 

Bằng cách hợp tác với các đối tác có thế mạnh bổ sung, các doanh nghiệp có thể tận dụng sự phối hợp và tạo ra các giải pháp hoàn thiện và cạnh tranh hơn. Sự hợp tác cũng cho phép các doanh nghiệp có được cái nhìn rộng hơn về bối cảnh kinh doanh, xác định các cơ hội mới và thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường. 

Bên cạnh đó, bằng cách cộng tác và chia sẻ tài nguyên, các công ty có thể giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro và tiếp cận thị trường và khách hàng mới. Ngoài ra, các liên minh chiến lược này còn thúc đẩy hoạt động đồng đổi mới và tạo ra giá trị chung, thúc đẩy tăng trưởng lâu dài và bền vững.

Sự hợp tác giữa gã khổng lồ thể thao Nike và nhà đổi mới công nghệ Apple là một minh chứng cho cách các mối quan hệ đối tác thích hợp có thể tạo ra những sản phẩm đột phá. Với sự ra mắt của Nike+ vào năm 2006, hai thương hiệu mang tính biểu tượng này đã kết hợp chuyên môn của họ về trang phục thể thao và công nghệ để tạo ra một hệ sinh thái độc đáo cho những người đam mê thể dục.

Nền tảng Nike+, được tích hợp với iPod của Apple và sau đó là với iPhone và Apple Watch, cho phép người dùng theo dõi quá trình tập luyện của họ, đặt mục tiêu và cạnh tranh với bạn bè. Sự hợp tác này kết hợp hoàn hảo giữa thời trang và công nghệ, tạo ra lượng người theo dõi đình đám cho hệ sinh thái Nike+.

Gần đây, người ta còn chứng kiến màn "bắt tay" đầy hứa hẹn của Meta và gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon. Việc hợp tác cho phép khách hàng của Amazon liên kết tài khoản của ứng dụng với Facebook và Instagram để thực hiện quá trình mua sắm liền mạch ngay trong ứng dụng.

Nhìn chung, việc tận dụng hệ sinh thái đối tác ngày nay đã trở thành một chiến lược thiết yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh trong môi trường ngày càng cạnh tranh và đột phá. Việc Gojek "bắt tay" với các hệ sinh thái như là ZaloPay hay MoMo trước đó có thể được coi là bước đi cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế không chắc chắn hiện tại.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gojek tìm gì ở ZaloPay? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714231803 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714231803 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10