Grab đã cảm nhận được “hơi nóng” của sự cạnh tranh?

Sông Hàn 29/08/2018 11:05

Có lẽ, ngay lúc này Grab đã cảm nhận được “hơi nóng” từ phía sau của đối thủ mới có tên Go-Viet, giống như cái cách họ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần với các hãng nội địa giống như cách họ đã làm.

Tài xế Go Viet chở khách trên đường TP HCM

Tài xế Go Viet chở khách tại TP HCM

Có thể bạn quan tâm

  • Go Viet - Grab và cuộc chạy đua giành thị phần

    06:10, 29/08/2018

  • “Uber, Grab chỉ là hiện tượng của một xu thế”

    15:51, 21/08/2018

  • Grabcar “kêu oan” trên báo nhưng đến “nhận tội” với Sở GTVT Khánh Hòa

    07:20, 15/08/2018

  • Vì sao GrabTaxi bị “tuýt còi” tại Khánh Hòa?

    05:30, 12/08/2018

  • GrabCar lại được kiến nghị phải… “gắn mào”

    05:11, 14/08/2018

Việc Uber tuyên bố rút khỏi Việt Nam tưởng chừng khiến Grab “một mình một chợ”, nhưng ngay sau đó là sự ra mắt của một loạt ứng dụng, cho thấy cuộc chơi của Grab không dễ dàng. Aber, FastGo, Go-Viet, T.net, Mailinh, VATO… đồng loạt gia nhập thị trường, chưa kể sự bứt tốc của các hãng taxi.

Đáng chú ý, hãng Go-Viet, với những chính sách mới trong chiến được “phủ sóng” thị trường Đông Nam Á nói chung và sự nâng tầm văn hóa phục vụ đã và đang giúp cho hãng này cạnh tranh sòng phẳng với Grab.

Được biết, Go-Viet chính là công ty con tại Việt Nam của hãng gọi xe công nghệ Go-Jek được định giá 1,8 tỷ USD từ Indonesia. Hồi tháng 4, hãng này cho biết sẽ đầu tư 500 triệu USD để gia nhập thị trường Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines.

Mới ra mắt đầu tháng 8 tại TP HCM, nhưng độ phủ sóng của Go-Viet đang ngày càng mạnh mẽ. Theo Go-Viet, hiện lực lượng Go-Bike của hãng đã lên đến vài ngàn xe và đang hoạt động tại 12 quận nội thành TP HCM. Để mở rộng thị phần, Go-Viet đã đưa ra hàng loạt chính sách có lợi khách hàng lẫn tài xế.

Cụ thể, khách di chuyển với khoảng cách từ 8 km trở xuống chỉ thanh toán 5.000 đồng và Go-Viet “bù lỗ” cho các tài xế 25.000 đồng/chuyến. Bên cạnh đó, chương trình “chuyến xe thứ 13” cũng thúc giục nhiều tài xế siêng “cày cuốc” hơn. Với chính sách này, mỗi ngày nếu bác tài đạt đến cuốc xe thứ 13 sẽ được thưởng 220.000 đồng. Những chính sách này đã lôi kéo được rất nhiều tài xế tham gia Go-Viet.

Có thể nói, không ít người dân lẫn các chuyên gia cảm thấy vui mừng khi thời gian qua có sự xuất hiện của nhiều ứng dụng gọi xe (như đã nói ở trên) là tín hiệu đáng mừng cho một thị trường cạnh tranh.

Thực tế cho thấy mức độ phủ sóng của các hãng này quá nhỏ, không đủ sức làm đối trọng với Grab. Nguyên nhân chủ yếu do các hãng không đưa ra các chính sách khuyến mãi đủ mạnh để hút khách, cũng như các kênh quảng bá còn khá yếu.

Song song, các ứng dụng này cũng đang gặp khó khăn nhất định, ví như: T.net của Đại học FPT liên tục bị “tố” chậm chạp, thậm chí mở ứng dụng lên cũng bị chậm, chứ chưa nói việc đặt xe. FastGo mới ra mắt vài ngày nhưng liên tiếp gặp trục trặc. VATO cũng từng bị phàn nàn khi báo cho một tài xế nhận cuốc cách khách hàng cả vài km. ABER mới chỉ xuất hiện ở TP HCM và chưa thể hiện sự ưu việt.

Tuy nhiên, bản thân Grab cũng chẳng phải nhân văn gì trên thương trường. Đó là, sau khi mua lại Uber, Grab như được đà tăng giá phi mã nhiều quãng đường khiến cho khách hàng bức xúc. Và nhược điểm lớn nhất của Grab chưa bao giờ cải thiện là: Tăng giá rất cao vào giờ cao điểm. Những đối thủ khác thì không, và điều này là “cửa” có thể cạnh tranh được.

Cũng như việc, trong khi nhiều tài xế Grab Bike lại than phiền cả ngày chạy chưa chắc kiếm được 600.000 đồng, thì nhiều người chạy cho Go-Viet chỉ cần chạy một buổi có đã có ngần ấy tiền. Do đó, có hiện tượng nhiều tài xế GrabBike sang đầu quân cho Go-Viet.

Liên quan đến vấn đề xuất hiện của các ứng dụng gọi xe Việt và hãng Go-Viet, Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển đánh giá: “Đây là cách làm đúng vì khách hàng vốn không cần trung thành với bất kỳ ứng dụng gọi xe nào. Họ sẽ sử dụng dịch vụ với điều kiện ứng dụng đó mang lại nhiều lợi ích cho họ nhất. Tuy nhiên, để giành chiến thắng trước người chơi lớn nhất trên thị trường không hề đơn giản với các ứng dụng gọi xe Việt”.

Ai cũng biết, về tiềm lực tài chính của Grab là rất mạnh so với các đối thủ, nhất là đối thủ nội. Do đó, Grab dễ dàng thực hiện các chiến lược về giá, để cạnh tranh và giành lấy khách hàng. Và ai cũng hiểu, Grab chính là điển hình của cuộc cách mạng 4.0 và chúng ta không cản được sự phát triển khoa học công nghệ.

Tuy nhiên, cái hay ở chỗ, Go-Viet cũng là hình mẫu của tiến bộ về công nghệ. Sự ra đời của Go-Viet chính là sự cạnh trạnh sòng phẳng về công nghệ trong cái thời mà người ta gọi là cách mạng 4.0. Nó dự báo sẽ trở thành đối thủ hàng đầu của Grab tại Việt Nam.

Có lẽ, ngay lúc này Grab đã cảm nhận được “hơi nóng” từ phía sau của đối thủ mới có tên Go-Viet, giống như cái cách họ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần với các hãng nội địa giống như cách họ đã làm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Grab đã cảm nhận được “hơi nóng” của sự cạnh tranh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO