GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng: "Xác định đúng vai trò DNNN để có chính sách phù hợp"

NGUYỄN VIỆT 12/10/2020 18:17

Không vì sự thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước mà phủ nhận tầm quan trọng của khu vực này.

GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc HVQG Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học: “Đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững”, diễn ra vào chiều 12/10.

Các doanh nghiệp nhà nước hiện đang chi phối hoặc có ảnh hưởng lớn trong nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng của quốc gia. Ảnh: Nguyễn Việt

Các doanh nghiệp nhà nước hiện đang chi phối hoặc có ảnh hưởng lớn trong nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng của quốc gia. Ảnh: Nguyễn Việt

Theo GS., TS. Nguyễn Xuân Thắng, doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực, địa bàn then chốt của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu; góp phần điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, ổn định an ninh, chính trị.

Các doanh nghiệp nhà nước hiện đang chi phối hoặc có ảnh hưởng lớn trong nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng của quốc gia như: Năng lượng, tài chính, tín dụng, ngân hàng, viễn thông, lương thực, dịch vụ cảng hàng không...

Nhận thức rõ về vị trí, vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhà nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 5, khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về “tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.”

Nhìn chung, các doanh nghiệp nhà nước đã từng bước thực hiện theo đúng chủ trương Nghị quyết 12 NQ/TW, tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Về cơ bản, các cơ chế, chính sách hiện nay đã bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, ông Thắng thẳng thắn đánh giá, trong nhiều năm qua, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước không cao và chưa được cải thiện nhiều. Việc thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Việt

Toàn cảnh hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Việt)

Các doanh nghiệp nhà nước chưa phát huy vai trò nòng cốt trong khu vực kinh tế nhà nước. Một số doanh nghiệp nhà nước yếu kém, làm ăn thua lỗ, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát lớn tài sản nhà nước, gây bức xúc cho xã hội.

“Tiến trình cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đề ra. Đặc biệt, quá trình cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm, gặp nhiều khó khăn. Việc niêm yết, đăng ký cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán còn chưa thực hiện được nhiều. Việc xử lý 12 dự án thua lỗ của ngành công thương còn nhiều khó khăn, thách thức”, ông Thắng nói.

Nhưng Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, không vì sự thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước mà phủ nhận tầm quan trọng của khu vực này. Điều quan trọng là cần xác định đúng vai trò, chức năng của khu vực doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và an ninh, quốc phòng… để có những chủ trương, chính sách phù hợp.

“Cần tránh cả hai thái cực quan điểm, đó là chuyển từ chỗ bảo vệ sự độc quyền của doanh nghiệp nhà nước đến chỗ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sự độc quyền của các tập đoàn kinh tế tư nhân”, ông Thắng bày tỏ.

Vẫn theo Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động phải theo nguyên tắc thị trường; phải đảm đương sứ mệnh kép. Đó là vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa thực hiện nhiệm vụ kinh tế.

Đồng thời, các doanh nghiệp nhà nước cần khai thác năng lực cốt lõi, tập trung phát triển những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế thay vì đầu tư, kinh doanh dàn trải.

“Để thực hiện được sứ mệnh của mình tương xứng với tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực được đầu tư, các doanh nghiệp nhà nước cần xây dựng được mô hình quản trị hiện đại, theo những chuẩn mực chung của thế giới, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh và hội nhập với thị trường khu vực và toàn cầu”, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp Nhà nước từ việc làm tốt “công việc gốc” của Đảng

    Phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp Nhà nước từ việc làm tốt “công việc gốc” của Đảng

    11:00, 28/09/2020

  • Định vị lại doanh nghiệp nhà nước

    Định vị lại doanh nghiệp nhà nước

    11:01, 05/07/2020

  • Nhiều doanh nghiệp nhà nước

    Nhiều doanh nghiệp nhà nước "lơ là" công bố thông tin

    11:00, 29/04/2020

  • [THỜI SỰ NGÀY 6/4] 19 doanh nghiệp Nhà nước có thể hụt thu 280.000 tỷ đồng vì dịch COVID-19

    [THỜI SỰ NGÀY 6/4] 19 doanh nghiệp Nhà nước có thể hụt thu 280.000 tỷ đồng vì dịch COVID-19

    17:09, 06/04/2020

  • Doanh nghiệp mà Nhà nước có sở hữu 75% cổ phần trở lên được coi là doanh nghiệp nhà nước

    Doanh nghiệp mà Nhà nước có sở hữu 75% cổ phần trở lên được coi là doanh nghiệp nhà nước

    16:44, 23/03/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng: "Xác định đúng vai trò DNNN để có chính sách phù hợp"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO