Hà Đông (Hà Nội): Hợp tác xã lao đao vì quyết định cưỡng chế

PHƯƠNG THANH 14/12/2021 07:30

Hợp tác xã Đồng Sen đang đứng trước nguy cơ phá sản vì Quyết định cưỡng chế đất đai được cho là thiếu khách quan từ phía chính quyền quận Hà Đông (Hà Nội).

>> Hà Đông (Hà Nội): Khách hàng kêu cứu vì “bỗng nhiên” bị hủy kết quả trúng đấu giá đất

Hợp tác xã vận tải sửa chữa đường giao thông Đồng Sen khi mới thành lập đã làm đơn đề nghị UBND xã Đồng Mai, UBND huyện Thanh Oai và UBND tỉnh Hà Tây cũ cho Hợp tác xã (HTX) thuê đất làm dự án 50 năm và qua quá trình nghiên cứu, xem xét theo quy định của pháp luật đã được các cấp có thẩm quyền chấp thuận.

bà Phạm Thị Sen – Chủ tịch HDQT HTX Vận tải Đồng Sen

Bà Phạm Thị Sen – Chủ tịch HDQT HTX Vận tải Đồng Sen

Nhưng năm 2019 bà Cấn Thị Việt Hà, Chủ tịch UBND quận Hà Đông đã ra Quyết định 4669/QĐ-KPHQ ngày 21/11/2019 về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện khắc phục hậu quả số 5316/QĐ-CCXP ngày 31/12/2019. Quyết định cưỡng chế này có hiệu lực trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ban hành quyết định.

Tuy nhiên đến ngày 3/12/2021, tức là đã gần hai năm trôi qua, UBND phường Đồng Mai mới ra thông báo số 255/TB -UBND yêu cầu HTX Đồng Sen chấp hành tháo dỡ công trình vi phạm, di chuyển người và tài sản ra khỏi khu đất. Quyết định trên của UBND quận Hà Đông đã phủ định hoàn toàn quyết định của các cấp có thẩm quyền trước đây của tỉnh Hà Tây cũ và thị xã Hà Đông về việc cho Hợp tác xã vận tải sửa chữa đường giao thông Đồng Sen thuê đất làm dự án 50 năm.

Các tổ sản xuất mộc, xưởng cơ khí và một số tổ khác đang thất thần tháo dỡ những vật liệu ngổn ngang trong xưởng

Các tổ sản xuất mộc, xưởng cơ khí và một số tổ khác đang thất thần tháo dỡ những vật liệu ngổn ngang trong xưởng

Chia sẻ với phóng viên, bà Phạm Thị Sen – Chủ tịch HDQT HTX Vận tải Đồng Sen cho biết: Từ năm 2001 đến 2002, HTX đã đi thảo luận với người dân để thuê đất và chuyển quyền sử dụng đất. Riêng đối với đất thuộc dự án mà HTX đã xin phép, ngày 24/01/2003 tại Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐND18 của HĐND xã Đồng Mai đã thống nhất về việc cho HTX thuê 8000m2 tại Khu Bãi rừng để sản xuất và chứa nguyên vật liệu.

"Trong 20 năm qua, HTX Đồng Sen đã sản xuất kinh doanh ổn định trên mảnh đất này. HTX đã được các cấp chính quyền tỉnh Hà Tây phê duyệt, được sự đồng ý của các hộ dân cho thuê và chuyển nhượng quyền sử dụng đất để làm đề án sinh thái 50 năm. Nhưng không hiểu nguyên do gì, UBND Quận Hà Đông lại ban hành Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện khắc phục hậu quả đối với toàn diện tích đất của tôi, khi tôi đã có Hợp đồng thuê và Hợp đồng chuyển nhượng” – Bà Sen bức xúc cho biết.

>> Vụ cưỡng chế công viên nước Thanh Hà: Xử lý trách nhiệm của Phó Chủ tịch quận Hà Đông

Trao đổi với luật sư Lại Huy Phát xung quanh việc thu hồi đất của HTX Đồng Sen này, ông Phát cho biết: Sau khi nghiên cứu hồ sơ HTX sửa chữa đường giao thông Đồng Sen, chúng tôi nhận thấy, HTX sửa chữa giao thông Vận tải Đồng Sen được thành lập có chức năng Vận tải, Du lịch và Thương mại theo Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã số: 011507000051, đăng ký lần đầu ngày 25/04/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 11/12/2017.

Trong 20 năm qua, HTX sửa chữa đường giao thông Đồng Sen đã sản xuất kinh doanh ổn định trên mảnh đất này. HTX đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt, được Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt, được các cấp ban ngành có thẩm quyền thị xã Hà Đông đồng ý, được Hội đồng nhận dân ra Nghị quyết thực hiện và UBND xã Đồng Mai, lãnh đạo thôn Nhân Huệ đồng ý. Với số diện tích có hợp đồng chuyển nhượng, HTX được sự đồng ý của các hộ dân cho thuê và chuyển nhượng quyền sử dụng đất để làm đề án sinh thái 50 năm, không thuộc đất lấn chiếm, đất an ninh quốc phòng, hay quy hoạch làm đường giao thông. Vì thế, nội dung Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện khắc phục hậu quả số 5316/QĐ-CCXP ngày 21/12/2019 của Chủ tịch UBND quận Hà Đông TP Hà Nội “đối với HTX vận tải sửa chữa đường giao thông Đồng Sen” là không khách quan, không đúng với quy định của pháp luật về thu hồi, cưỡng chế đất đai.

Bày tỏ với phóng viên, Bà Sen cho biết; Trải qua 4 đợt dịch COVID -19, chúng tôi cũng phải cầm cự để vừa sản xuất vừa chống dịch, khi mà tình hình kinh doanh bắt đầu khởi sắc trở lại sau đại dịch, thì không bao lâu, chúng tôi lại đứng trước nguy cơ phá sản bởi một loạt những quyết định của cấp chính quyền về cưỡng chế đất đai này.

Có thể bạn quan tâm

  • Cưỡng chế chủ đầu tư “chây ì” quỹ bảo trì

    Cưỡng chế chủ đầu tư “chây ì” quỹ bảo trì

    16:00, 08/10/2021

  • Hải Dương: Đất cưỡng chế thu hồi bị bỏ hoang phí

    Hải Dương: Đất cưỡng chế thu hồi bị bỏ hoang phí

    11:00, 31/08/2021

  • Hải Phòng: Sẽ cưỡng chế vi phạm của Suvinco

    Hải Phòng: Sẽ cưỡng chế vi phạm của Suvinco

    15:30, 10/08/2021

  • Hải Phòng: Cưỡng chế khu đất 9,2ha quốc phòng bị lấn chiếm

    Hải Phòng: Cưỡng chế khu đất 9,2ha quốc phòng bị lấn chiếm

    11:45, 21/06/2021

  • Khánh Hòa: Sẽ cưỡng chế thu hồi dự án nghỉ dưỡng Anami Bình Ba

    Khánh Hòa: Sẽ cưỡng chế thu hồi dự án nghỉ dưỡng Anami Bình Ba

    17:20, 04/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hà Đông (Hà Nội): Hợp tác xã lao đao vì quyết định cưỡng chế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO