Hà Nam: Ngành Công thương đồng bộ giải pháp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

KIM DUNG 27/08/2022 07:25

Với việc đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ngành Công thương Hà Nam đang nỗ lực để cải thiện chỉ số mà sở được giao chủ trì.

>>> Xúc tiến thương mại điện tử: Đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh mới

Ông Hoàng Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nam cho biết, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, chung sức đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân trong tỉnh, ngành Công thương Hà Nam đã phấn đấu, nỗ lực có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đối với lĩnh vực quản lý của sở, những năm qua, Sở Công thương đã tích cực, linh hoạt, chủ động triển khai các giải pháp thiết thực hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung, nỗ lực cải cách, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

Phân tích sự thay đổi của Chỉ số “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp" qua chuỗi thời gian 2017 - 2021 (năm 2017 đạt 6,21 điểm; năm 2018 đạt 6,40 điểm; năm 2019 đạt 6,88 điểm; năm 2020 đạt 5,39 điểm; năm 2021 đạt 6,20 điểm, tăng 0,81 điểm và tăng 7 bậc), cho thấy các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đã dần được cải thiện về chất lượng nhưng chưa ổn định qua các năm.

Lãnh đạo tỉnh Hà Nam thăm khu trưng bày sản phẩm OCOP

Lãnh đạo tỉnh Hà Nam thăm khu trưng bày sản phẩm OCOP

Ngành Công thương Hà Nam với vai trò là cơ quan tham mưu, giúp việc UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo PCI tỉnh trong việc cải thiện chỉ số PCI thành phần "Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp" tiếp tục chủ động, quyết liệt trong việc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tiếp tục triển khai Chương trình hành động số 2114/CTr-UBND ngày 16/8/2021 của UBND tỉnh Hà Nam về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu là duy trì các chỉ số cơ sở đã đạt kết quả tốt, đồng thời cải thiện các chỉ số cơ sở còn thấp, góp phần cải thiện mạnh mẽ chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2022; tạo động lực để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam; Làm tăng điểm, thứ hạng chỉ số thành phần “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp" năm 2022 thuộc nhóm tốt.

Để tăng điểm và thứ hạng các chỉ số thành phần trong bảng chấm điểm PCI năm 2022, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 1075/KH-SCT ngày 01/8/2022 về việc “thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hà Nam năm 2022 của Sở Công thương Hà Nam”.

Chỉ đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở theo chức năng, nhiệm vụ chủ động, tích cực triển khai thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đối với các nội dung trong Phiếu khảo sát doanh nghiệp năm 2021 bao gồm các Chỉ số: tổng quan về doanh nghiệp; đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh; đất đai, mặt bằng kinh doanh; chi phí kinh doanh; môi trường kinh doanh; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; giải quyết tranh chấp và vấn đề an ninh trật tự; tính năng động của chính quyền tỉnh; các vấn đề chung; tác động của dịch bệnh COVID-19 đến doanh nghiệp; hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngành Công thương hỗ trợ tiêu thu sản Phẩm OCOP Hà Nam

Ngành Công thương hỗ trợ tiêu thu sản Phẩm OCOP Hà Nam

Triển khai có hiệu quả Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; thực hiện xúc tiến quảng bá, kết nối thị trường liên kết vùng, hợp tác với các tỉnh trong khâu tiêu thụ hàng hóa đặc trưng của tỉnh.

Chú trọng tạo hành lang thuận lợi để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển cả về số lượng, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ; Tăng cường thông tin, giới thiệu về khối doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ đến cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh để kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp; Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ nâng cao tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Giải pháp cải thiện chỉ số cơ sở: Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa, tăng cường tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại; Duy trì, phát triển trang tin thương mại điện tử; đưa các sản phẩm chủ lực của địa phương lên sàn thương mại điện tử tỉnh Hà Nam: santhuongmaihanam.com.vn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trên địa bàn tỉnh quảng bá, cập nhật thường xuyên, liên tục các sản phẩm đến người tiêu dùng, tạo ra sự kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng;

Hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội nghị kết nối cung cầu trên cả nước nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; 

Trong thời gian tới, Sở Công thương mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Hà Nam ngày càng phát triển, ông Dũng chia sẻ.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Vượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết, bước sang năm 2022, năm thứ 2 thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025. Do đó, mục tiêu chủ yếu của năm 2022 là nỗ lực phấn đấu thúc đẩy phát triển sản xuất Công nghiệp - Thương mại mức tăng trưởng cao, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.

Tỉnh Hà Nam tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trọng tâm là thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo và dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

>>Công nghiệp chế biến, chế tạo “hút” vốn FDI

>>Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn cần thêm… “trợ lực”

Tỉnh chỉ đạo ngành Công thương tập trung thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực thông qua chương trình khuyến công quốc gia và địa phương; hướng dẫn doanh nghiệp hồ sơ, thủ tục hưởng ưu đãi trong sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật để phục vụ cho công tác phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ để làm cơ sở hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.

Phối hợp thực hiện nghiêm 10 cam kết của tỉnh với các nhà đầu tư; nâng cao chất lượng thẩm định, lựa chọn dự án có hiệu quả, đảm bảo môi trường, khuyến khích dự án công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn.

Về Phát triển thương mại, phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về “Đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ, trong tậm là thương mại, dịch vụ chất lượng cao, logistics và du lịch giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030”.

Hà Nam khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nam khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Phối hợp với các đơn vị liên quan tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại; Tích cực và chủ động thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đầy đủ và sâu rộng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường; Cải tiến việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, phát triển các thị trường tiềm năng và các ngành hàng xuất khẩu hiệu quả và khả thi.

Năm 2022, Hà Nam đề ra một số giải pháp để nâng cao chỉ số PCI như: Tiếp tục nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện, công khai, minh bạch, an toàn xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp;

Đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp ở các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở trong việc giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp; thực hiện có hiệu quả chương trình trợ giúp pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật,... tạo động lực thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.

Tiếp tục duy trì và phát huy những chỉ số thành phần tăng điểm, tăng thứ hạng; quyết tâm cải thiện mạnh mẽ những chỉ số thành phần giảm điểm và có thứ hạng thấp; phấn đấu đưa chỉ số PCI năm 2022 tăng 12 bậc, ông Vượng nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Ông Nguyễn Viết Hồng, Truy vết chống hàng giả, gian lận thương mại

    Ông Nguyễn Viết Hồng, Truy vết chống hàng giả, gian lận thương mại

    17:18, 25/08/2022

  • Ngành gỗ đối phó phòng vệ thương mại: Chủ động ứng phó

    Ngành gỗ đối phó phòng vệ thương mại: Chủ động ứng phó

    11:00, 25/08/2022

  • Startup logistics TopShip đổi tên và sát nhập với startup thương mại xã hội Việt

    Startup logistics TopShip đổi tên và sát nhập với startup thương mại xã hội Việt

    04:20, 25/08/2022

  • Trao chứng nhận bình chọn Khu Công nghiệp tiêu biểu Việt Nam 2022

    Trao chứng nhận bình chọn Khu Công nghiệp tiêu biểu Việt Nam 2022

    18:00, 26/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hà Nam: Ngành Công thương đồng bộ giải pháp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO