Liên kết giữa doanh nghiệp chủ hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển, hành trình - lịch trình giúp giảm chi phí logistics một cách chủ động.
Việc liên kết giữa các doanh nghiệp chủ hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cụ thể trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển, lựa chọn người vận chuyển và hành trình - lịch trình vận chuyển, trong việc kết hợp hiệu quả giữa vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác...
Theo một báo cáo tại Hội nghị Cắt giảm chi phí logistics – Giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt, giá cước một container lạnh 40’ từ TPHCM ra Hà Nội bằng đường bộ khoảng 80.000.000 VND thời gian khoảng 3 ngày. Trong khi đó Công ty vận chuyển đuờng sắt Ratraco, cung cấp dịch vụ chuyên chở hàng container lạnh 40’, mỗi tuần 2 chuyến (Thứ 4 và Chủ Nhật), giá cước khoảng 27.000.000 VND /container hoa quả và các loại hàng để nhiệt độ mát, chạy từ Ga Trảng Bom- Đồng Nai đi Yên Viên, mỗi chuyến từ 19-20 Containers lạnh 40’. Thời gian chạy tàu 3 ngày.
Trong khi đó nếu đi bằng đường biển ra Hà Nội là 14.300.000 VND /Container lạnh 40’ (Giá cước là 8.0 triêu đồng/cont 40 lạnh 40’ từ Cảng Saigon ra đến Cảng Hải Phòng, cộng 4,5 triệu, chuyên chở bằng đường bộ (Trucking) từ Hải Phòng lên Hà Nội và 1,8 triêu cộng cả xếp/dỡ hàng), thời gian vận chuyển 4 ngày.
Điều này cho thấy, có nhiều phương thức vận chuyển giúp tiết kiệm chi phí lớn hơn cho doanh nghiệp. Thực tế này chứng minh, cần có sự phối hợp, hợp tác giữa chủ hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics có thể đưa ra các đề nghị giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và lưu thông phân phối.
Ở trường hợp kể trên, việc vận chuyển bằng phương thức vận tải biển và đường sắt ngoài việc giúp giảm đáng kể chi phí logistics còn góp phần giảm tải và an toàn giao thông đường bộ.
“Việt Nam cần tăng cường vận tải đường thủy nội địa và đường biển nhằm thực hiện vận tải đa phương thức thay vì lệch hẳn về đường bộ như hiện nay. Ưu điểm của vận tải thủy nội địa là chuyên chở được khối lượng lớn sẽ giúp giảm chi phí”, ông David John Mavin, Phó Chủ tịch Phòng thương mại Australia tại Việt Nam chia sẻ.
Theo Hiệp hội Logisitcs Việt Nam (VLA), hiện khoảng 91% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam theo điều kiện giao hàng lên tàu (FOB) và nhập khẩu theo điều kiện CIF (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Các dịch vụ về vận chuyển đối ngoại, bảo hiểm... đều do khách hàng nước ngoài đảm nhiệm và quyết định.
Các doanh nghiệp này có mối liên hệ mật thiết với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia thâu tóm và quyết định các hoạt động và chi phí logistics. Điều này dẫn tới, ở góc độ cơ quan quản lý, Nhà nước không thu được nguồn ngoại tệ từ việc cung cấp các dịch vụ logistics đó, bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam không nắm được quyền chủ động về thuê tàu, mua bảo hiểm.
“Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu nên chủ động chuyển đổi hình thức mua bán phù hợp. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics có thể tư vấn việc chọn phương thức vận chuyển, hãng vận chuyển, đàm phán giá cước vận chuyển... do có mối quan hệ tốt với họ, góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu do việc giảm chi phí logistics lâu dài”, VLA khuyến nghị.
“Hạ nhiệt” chi phí logistics (Kỳ III): Quản lý tăng phí và phụ phí
Có thể bạn quan tâm
05:30, 07/12/2020
13:05, 02/12/2020
05:30, 28/11/2020
13:02, 26/11/2020
11:47, 26/11/2020
04:15, 13/11/2020