Hà Nội cần cơ chế đặc thù không phải đặc quyền, đặc lợi

ANH DUY 18/06/2020 18:31

Ngày 19/6, Quốc hội dự kiến biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.

Cho ý kiến về Nghị quyết này, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) cho rằng, cơ chế này sẽ góp phần huy động được nguồn tài chính, theo hướng tăng tính chủ động về ngân sách cho Thành phố phù hợp với thực tế phát triển.

Đại biểu

Đại biểu Quốc hội ủng hộ van hành cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù nhằm tạo động lực cho Thủ đô phát triển nhanh và bền vững hơn.

Cho rằng ban hành chính sách riêng đối với Thủ đô là cần thiết, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhấn mạnh, đứng trước mục tiêu đến 2025, xây dựng Thủ đô thành động lực phát triển cho vùng và cả nước, xây dựng Thành phố đổi mới sáng tạo, duy trì tăng trưởng cao hơn, đặc biêt cao hơn giai đoạn vừa qua thì cần thiết phải có cơ chế đặc thù cho Hà Nội.

Đại biểu cho biết thêm, Hà Nội là địa phương duy nhất có Luật Thủ đô. Tuy nhiên, các quy định về cơ chế tài chính, chính sách chưa thực sự phù hợp nhu cầu phát triển của Hà Nội. Do đó, việc xem xét, bổ sung cơ chế chính sách tài chính-ngân sách cho phép Hà Nội huy động các nguồn tài chính đầu tư phát triển theo hướng tăng tính chủ động ngân sách cho Thành phố là phù hợp với thực tế phát triển.

Đồng quan điểm, Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cũng khẳng định tính cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Hà Nội.

“Thành phố cũng đề xuất sử dụng ngân sách thành phố hỗ trợ cho các địa phương khác gặp khó khăn, đây là tinh thần cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước nên không có lý gì để không đồng tình”, Đại biểu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Đại biểu cũng lưu ý cơ chế đặc thù cho phép địa phương phát triển nhanh hơn chứ không phải đặc quyền đặc lợi. 

Cùng với đó, Đại biểu băn khoăn về vấn đề tăng thu phí và lệ phí bỏ mức trần, Đại biểu đặt vấn đề, đề xuất này đã được đánh giá tác động với doanh nghiệp và người dân hay chưa?

“Với cơ chế này doanh nghiệp có còn coi Hà Nội là điểm đến hấp dẫn không? Hay phải “chạy” sang địa phương khác?”, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng lưu ý.

Theo dự thảo Nghị quyết, Hà Nội được thực hiện thí điểm thu phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí; tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí không quá 1,5 lần đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí (không kể các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách sách trung ương hưởng 100%) được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.

Các khoản thu tăng thêm ngân sách Thành phố được hưởng 100% và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố.

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất cơ chế đặc thù cho Hà Nội: Bỏ trần tăng phí, lệ phí có khiến doanh nghiệp “chạy” sang địa phương khác?

    10:08, 12/06/2020

  • "Cơ chế đặc thù" của Hà Nội khác gì so với TP HCM

    09:20, 12/06/2020

  • “CƠ CHẾ ĐẶC THÙ” CHO ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ: Muốn nhanh phải... tự chủ về vốn

    04:00, 07/06/2020

  • Băn khoăn “cơ chế đặc thù” cho đường sắt đô thị

    11:00, 06/06/2020

  • “CƠ CHẾ ĐẶC THÙ” CHO ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ: Đích đến mịt mờ...

    05:03, 06/06/2020

  • Có cơ chế đặc thù, Hà Nội đề xuất làm hai tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng

    14:55, 01/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hà Nội cần cơ chế đặc thù không phải đặc quyền, đặc lợi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO