Trong khi virus COVID-19 đang lan rộng trên toàn cầu thì một kẻ giết người thầm lặng đang “góp phần” làm tăng thêm gần 7 triệu cái chết mỗi năm, đó chính là ô nhiễm không khí.
Ông Frank Hammes - Giám đốc điều hành IQAir nhấn mạnh như vậy trong báo cáo chất lượng không khí toàn cầu 2019 do Tổ chức IQAir công bố mới đây.
Theo kết quả báo cáo, các thành phố của Trung Quốc đã giảm trung bình 9% mức PM2.5 vào năm 2019, sau khi giảm 12% vào năm 2018. Tuy nhiên, vẫn còn 98% các thành phố vượt quá ngưỡng của WHO và 53% các thành phố vượt quá các mục tiêu quốc gia ít nghiêm ngặt hơn của Trung Quốc.
Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã giảm hơn một nửa mức PM2.5 hằng năm. Năm nay, Bắc Kinh đã thoát khỏi bảng xếp hạng 200 thành phố ô nhiễm nhất.
Kết quả báo cáo cũng cho biết, Hàn Quốc là quốc gia ô nhiễm bụi mịn PM2.5 nhất trong số các quốc gia OECD vào năm 2019. Mức chất lượng không khí tại các thành phố trọng điểm hầu như không có sự biến đổi trong những năm gần đây.
Trong khi đó, các thành phố ở Ấn Độ bình quân đều vượt ngưỡng PM2.5 hằng năm của WHO là 500%, ô nhiễm không khí quốc gia đã giảm 20% từ năm 2018 đến 2019, với 98% thành phố có sự cải thiện. Sự thay đổi này được cho là phần lớn dựa trên hệ quả của phát triển kinh tế chậm lại.
Có thể bạn quan tâm
11:12, 25/02/2020
11:00, 24/02/2020
04:50, 23/02/2020
09:16, 22/02/2020
09:50, 28/02/2020
05:30, 28/02/2020
20:17, 27/02/2020
05:00, 27/02/2020
04:50, 27/02/2020
Còn tại Đông Nam Á, IQAir đánh giá trong khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở khu vực này, các đô thị lớn như Jakarta và Hà Nội lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh, trở thành một trong số các thủ đô ô nhiễm bụi PM2.5 nhất thế giới.
Đáng chú ý, Hà Nội đã vượt qua thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc về nồng độ PM2.5 trong năm 2019. Trên toàn thế giới, mức ô nhiễm trung bình năm của Hà Nội đứng thứ 7 trong số các thủ đô.
Cụ thể, nồng độ PM2.5 trung bình năm của Hà Nội là 46,9 microgram/m3, đứng thứ hai ở Đông Nam Á trong số các thủ đô, sau Jakarta có nồng độ PM2.5 trung bình năm là 49,7 microgram/m3, theo báo cáo của IQAir, công ty công nghệ và thông tin chất lượng không khí toàn cầu.
Như vậy, Hà Nội đã vượt qua thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc về nồng độ PM2.5 trong năm 2019. So sánh trên toàn thế giới, mức ô nhiễm trung bình năm của Hà Nội đứng thứ 7 trong số các thủ đô.
Theo báo cáo, nếu so với cả các thành phố không phải thủ đô, Hà Nội đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. 5 thành phố đứng đầu đều của Indonesia.
Các thành phố lớn khác của Việt Nam có nồng độ PM2.5 trung bình năm chỉ khoảng hơn một nửa của Hà Nội, như TP.HCM 25,3 microgram/m3, Huế 28,5 microgram/m3 và Đà Nẵng 25,9 microgram/m3.
Nồng độ ô nhiễm PM2.5 của Hà Nội năm 2019 tăng mạnh so với mức khoảng trên 40 microgram/m3 của năm 2018 - mức tăng khoảng 17%. Trước đó, mức ô nhiễm ở Hà Nội đã có hai năm liên tiếp giảm 11% mỗi năm.
Ngược lại, nồng độ ô nhiễm của TP.HCM năm 2019 lại giảm 7,4% so với năm 2018. Trước đó, mức PM2.5 tại TP.HCM đã giảm mạnh vào năm 2017 trước khi tăng trở lại vào năm 2018.
Báo cáo cũng chỉ rõ, nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn ở Việt Nam được cho là do tăng trưởng nhanh chóng, chuẩn phát thải yếu đối với các nhà máy điện, phương tiện giao thông, công nghiệp, và tỷ lệ dùng than ngày càng cao trong sản xuất điện.
Theo một nghiên cứu mới đây của Đại học Kinh tế Quốc dân, ô nhiễm không khí khiến khoảng 50.000 người Việt Nam tử vong mỗi năm, thiệt hại ước tính là 10,8-13,2 tỷ USD, chiếm khoảng trên dưới 5% GDP cả nước, bao gồm thiệt hại trực tiếp như chi phí khám sức khỏe, mua máy lọc không khí, và thiệt hại gián tiếp như giảm năng suất lao động.
Còn theo dữ liệu thu nhập từ các nhà nghiên cứu từ IQAir, nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 đặc biệt gây hại cho sức khỏe vì có thể đi sâu vào phổi và hệ tim mạch.
Chính trong báo cáo kể trên, ông Frank Hammes - Giám đốc điều hành IQAir cũng cho rằng: “Trong khi virus Corona chủng mới đang chi phối thông tin thời sự quốc tế thì một kẻ giết người thầm lặng đang ‘góp phần’ làm tăng thêm gần 7 triệu cái chết mỗi năm, đó chính là ô nhiễm không khí”.
“Trong khi số lượng các trạm quan trắc chất lượng không khí đang tăng lên, việc thiếu dữ liệu chất lượng không khí ở các khu vực rộng lớn trên thế giới đặt ra một vấn đề nghiêm trọng, vì những gì không được đo lường thì không thể quản lý.
Các khu vực thiếu thông tin về chất lượng không khí được ước tính tồn tại một số địa phương ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới, gây nguy hiểm cho người dân.
Châu Phi, lục địa với 1,3 tỉ dân, hiện có gần 100 trạm quan trắc cung cấp dữ liệu về PM2.5 thực tế. Dữ liệu chất lượng không khí công khai nhiều hơn giúp người dân và chính phủ đưa ra quyết định phù hợp hơn, cải thiện cuộc sống của hàng triệu người trong những thập kỷ tới”. - Ông Hammes nói thêm.