Hà Nội “tiếp sức" doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến quy hoạch nông nghiệp sạch, sản phẩm chủ lực, du lịch làng nghề, tiếp cận vốn vay ưu đãi… được các cấp chính quyền TP. Hà Nội đồng hành phục vụ.

Sản xuất đồ gia dụng tại nhà máy của Tập đoàn Sunhouse (Khu công nghiệp Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai). Ảnh: Viết Thành

Sản xuất đồ gia dụng tại nhà máy của Tập đoàn Sunhouse (Khu công nghiệp Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai). Ảnh: Viết Thành

Để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp nói chung, sản phẩm công nghiệp chủ lực nói riêng, ông Lê Tự Lực, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) cho biết: Ngày 26/11/2021, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 267/KH-UBND về thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2022 với mục tiêu thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

>>> Kết nối mạng lưới khởi nghiệp quốc tế

Thách thức cần “khơi thông”

Tại Chương trình “Cafe Doanh nhân số 3/2022” với chủ đề: “Thành phố Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực” diễn ra ngày 30/9 mới đây, Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội đề xuất: Hiện Hà Nội có 1300 làng nghề, trong đó có 318 làng nghề truyền thống, tuy nhiên, giữa Hiệp hội với các hội địa phương (làng nghề) và chính sách Nhà nước chưa gắn kết với nhau.

tám tháng đầu năm 2022, bức tranh kinh tế của Hà Nội phục hồi và phát triển rõ nét, minh chứng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 992,3 triệu USD.

Tám tháng đầu năm 2022, bức tranh kinh tế của Hà Nội phục hồi và phát triển rõ nét, minh chứng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 992,3 triệu USD.

Vì vậy, theo bà Vinh Thành phố nên thành lập Hội đồng trong đó, mời các nhà kiến trúc sư, văn hoá, du lịch, xây dựng…để đánh giá lại tiềm lực từng làng nghề, qua đó lựa chọn làng nghề tiêu biểu nhất của Hà Nội xây dựng lõi hạt nhân, điển hình để từ đó lan toả… kết nối văn hoá nghìn năm, kết nối sản phẩm OCOP tỉnh hoa, kết nối toàn bộ hệ thống không gian tại làng nghề để tổ chức du lịch và kể được câu chuyện văn hoá…

Cũng theo bà Vinh, nhiệm kỳ trước Thành phố Hà Nội chọn 2 làng nghề tiêu biểu là Vạn Phúc và Bát Tràng, theo đó Thành phố cam kết bỏ ra hơn 1.300 tỷ đồng thực hiện 2 đề án. Đề án Bát Tràng là Nhật Bản tham gia; đề án làng nghề Vạn Phúc thì Pháp tham gia. Hiện 2 đề án đã xong nhưng vẫn chưa triển khai.

“Tôi cho rằng, đây là cơ hội hãy “thức tỉnh” đi tiếp để đề án thành công. Bởi, đề án rất kịp thời đúng và trúng với chiến lược của Thành phố, đặc biệt là Nghị quyết 09-NQ/TU Hà Nội 2022 phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025 cho công nghiệp văn hoá của Thành phố chúng ta” bà Vinh hy vọng.

Ở lĩnh vực khác, đại diện Công ty sữa Ba Vì bộc bạch, sau thời gian sản suất bị đình trệ với tác động của dịch Covid – 19, doanh nghiệp cần đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất mới, tuy nhiên, công ty chưa tiếp cận được nguồn vốn vay đầu tư dây chuyền sản xuất.

“Công ty mong muốn được Thành phố hỗ trợ, tạo cơ chế đặc thù riêng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực” đại diện Công ty sữa Ba Vì nói.

Đồng kiến nghị trên, ông Lại hoàng Dương, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Công ty Máy tính Thánh Gióng than rằng: Gần đây lãi suất huy động gửi tiết kiệm tăng lên khoảng 8, 54%/năm, như vậy lãi suất cho vay cộng trừ thêm khoảng 4% sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, khó tiếp cận vốn vay sản suất kinh doanh khi ngân hàng báo hết “room” tín dụng.

Ngoài ra, Thông tư 08/2022/TT- BKHĐT giúp nhà thầu được nới rộng các quy định như sản phẩm không cần tiêu chuẩn ISO, không cần thư uỷ quyền của nhà sản xuất nhưng lại xảy ra tình trạng, các sản phẩm chủ đầu tư mua định hướng vào một nhà sản xuất gần như độc quyền cho sản phẩm, giá thành sản phẩm cũng cao hơn thị trường 20% – 30%.

“Công ty hy vọng Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố tư vấn Chính quyền Thành phố có thể nới lỏng cấu hình kỹ thuật mà đơn vị sản xuất kia độc quyền. Thực tế tính năng đó không có tác dụng, không sử dụng đã 10 năm” ông Dương lý giải.

Sản xuất sứ vệ sinh tại Công ty TOTO Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh). Ảnh: Nhật Nam

Sản xuất sứ vệ sinh tại Công ty TOTO Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh). Ảnh: Nhật Nam

Với kinh nghiệm gần 20 năm hoạt động trong linh vực nông nghiệp, ông Nghiêm Xuân Toàn, Chủ tịch HĐQT,Tổng giám đốc Công ty TNHH nâng tầm giá trị Việt cho rằng, Thành phố nên thành lập một số cụm sản xuất nông nghiệp sản phẩm hữu cơ gắn với du lịch sinh thái cộng đồng.

“Thành phố nên tạo mũi nhọn cho ngành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là chế biến sản phẩm hữu cơ, có chính sách hỗ trợ cho sản xuất chế biến. Công ty xin phối hợp và tiên phong trong vấn đề này để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ cho Thành phố để có khu vùng sản xuất cũng như sinh thái, có sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có giá trị cao hơn” ông Toàn nhìn nhận.

>>> VISTA muốn doanh nghiệp EU hợp tác đầu tư phát triển bền vững

“Bệ đỡ” giúp doanh nghiệp hội nhập

Là đơn vị đồng hành kết nối chính quyền với doanh nghiệp, ông Lực đánh giá, tám tháng đầu năm 2022, bức tranh kinh tế của Hà Nội phục hồi và phát triển rõ nét, minh chứng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 992,3 triệu USD.

Để đạt được kết quả đó, Thành phố đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt, Thành phố luôn xác định các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực là một trong các lực lượng tiên phong, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của Thủ đô.

Đồng quan điểm trên, ông Kiều Quang Nghị, Phó giám đốc Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội khẳng định: Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ưu đãi thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp sạch, nông nghiệp nông thôn, y tế, giáo dục, văn hoá xã hội, Quỹ luôn  tạo điều kiện vay với lãi suất quy định là 5,96%/năm, lĩnh vực bảo vệ môi trường là 2,6%/năm…

Lý giải nguyên nhân cơ bản  khiến nhu cầu tín dụng tăng mạnh hiện nay, ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hà Nội chia sẻ: Năm 2022 nhu cầu vốn doanh nghiệp tăng do, thứ nhất các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ đầu tư vốn ban đầu còn vốn lưu động doanh nghiệp vay ở Việt Nam vì, vốn vay nước sở tại bằng tiền USD Mỹ là 5% - 6%/năm. Trong khi USD Mỹ tăng như hiện nay thì tiền đồng Việt Nam đang hấp dẫn hơn, an toàn hơn.

“Trước đây các doanh nghiệp FDI không vay vốn lưu động các ngân hàng Việt Nam thì nay chuyển sang vay vốn lưu động các ngân hàng Việt Nam rất nhiều. Đây là một lượng tín dụng của chúng ta phải cung ứng thêm” ông Tuấn dẫn chứng.

Thứ hai, chi phí đầu tư xây dựng tăng đến khoảng 40% khiến tín dụng cấp cho dự án tăng lên. Thứ ba là nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, vì sau 2 năm ảnh hưởng đại dịch Covid – 19 khiến sức khoẻ doanh nghiệp giảm đáng kể do tiêu dần tiền tích luỹ. Theo khảo sát doanh nghiệp các khoản chi phí lưu động vay để trả tiền điện, nước, lương công nhân… quá lớn.

Mới đây NHNN công bố cấp tín dụng cho các ngân hàng, đến thời điểm hiện tại tín dụng của toàn hệ thống khoảng 10,58 – 10, 6%?năm. Từ nay đến cuối năm dư địa 3,2% “room”.

Doanh nghiệp vay vốn trong điều kiện “room” cần nhìn nhận mình đủ điều kiện? mình thực sự tốt chưa? mình là đối tác tốt của ngân hàng? Thực tế ngân hàng muốn cho doanh nghiệp vay…nhưng phải tính đến rủi ro.

“Hiện ngành ngân hàng rất quyết liệt triển khai Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi xuất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước. NHNN đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN, nếu doanh nghiệp đủ điều kiện và có nhu cầu thì sẽ được hưởng mức hỗ trợ lãi xuất 2% từ Nghị định 31 Chính phủ theo gói phục hồi sản xuất kinh doanh 40 nghìn tỷ đồng năm 2022 và năm 2023” ông Tuấn cho hay.

Sản xuất tại Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông. Ảnh: VGP/Bích Phương

Sản xuất tại Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông. Ảnh: VGP/Bích Phương

Về tiếp cận vốn vay Quỹ khoa học công nghệ, ông Nguyễn Quốc Hà, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội thẳng thắn nói: Việc giải ngân Quỹ Đầu tư phát triển có một số vướng mắc không phải chỉ riêng Hà Nội mà liên quan đến các tỉnh thành.

Hiện tại Sở đang kiến nghị TƯ để có cơ chế tháo gỡ. Cụ thể, liên quan đến lãi suất theo Quỹ khoa học công nghệ dành cho dự án nghiên cứu thì hiện tại đang được quy định tương đương lãi suất cơ bản khá cao. Thứ hai là, do các cơ quan quản lý nhà nước quản lý các quỹ nên việc đánh giá thẩm định không đúng chức năng về quản lý, đánh giá các khoản vốn vay.

Ngoài ra, liên quan đến Quỹ khoa học công nghệ trong doanh nghiệp hiện tại đang là nguồn cần khơi thông thì Sở đã tư vấn Bộ Khoa học và Công nghệ đã tháo gỡ những vướng mắc về trích lập quản lý sử dụng các quỹ khoa học công nghệ trong doanh nghiệp. Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 05/2022/TT-BKHCN mở theo hướng có thể dùng Quỹ này để đầu tư mở rộng sản xuất về trang thiết bị, nhập khẩu các công nghệ cũng như đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, Sở đã tư vấn cho thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố ban hành nhiều chương trình kế hoạch đề án để phát triển khoa học công nghệ cũng như thúc đẩy đổi mới sáng tạo… Trong đó Sở đã có những giải pháp rất cụ thể liên quan đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng như là tổ chức các hội nghị, hội thảo các hội chợ công nghệ kết nối các nhà nghiên cứu cũng như các viện, trường…

“Đặc biệt, Thành phố chú trọng phát triển đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp. Trong các dự án sản xuất nếu doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ có thể đề xuất thành phố tham gia vào các chương trình sản xuất thử nghiệm với gói hỗ trợ tối đa 50%. Sở sẽ chuyển giao nghiên cứu cho doanh nghiệp không phải bồi hoàn…” ông Hà nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội “tiếp sức" doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714086390 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714086390 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10