Sau hơn 1 năm mất mùa lịch sử do giống Thiên ưu 8, tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã có báo cáo toàn diện về nguyên nhân vụ việc.
Đặc biệt, tỉnh Hà Tĩnh cũng đã tiến hành xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức liên quan.
Thiệt hại hơn 10 tấn lúa, chỉ xử phạt 25 triệu đồng
Theo ông Đặng Ngọc Sơn, vụ Xuân năm 2017, toàn tỉnh gieo cấy hơn 20.000ha giống lúa Thiên Ưu 8 thì có đến 18.000ha diện tích bị mất trắng do bệnh dịch đạo ôn cổ bông. Ngay sau khi sự việc xảy ra, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ mất mùa lịch sử này.
Có thể bạn quan tâm
14:01, 17/07/2018
16:16, 17/07/2018
11:00, 17/07/2018
Có thể bạn quan tâm
16:16, 17/07/2018
14:33, 11/07/2018
15:02, 14/07/2018
21:44, 10/07/2018
05:29, 07/07/2018
Về nguyên nhân khách quan, ông Sơn cho rằng, thời điểm lúa đang trổ bông, thời tiết ấm, ẩm, rất thuận lợi cho việc phát triển bệnh đạo ôn. Trong khi giống lúa Thiên ưu 8 là loại giống mẫn cảm với loại bệnh này nhưng tỉnh ta gieo cấy trên diện tích quá lớn, chiếm 31,2% tổng diện tích gieo cấy trong vụ Xuân 2017. Giống lúa này cũng có đặc điểm trổ nhanh và trổ tập trung tại thời điểm phát sinh nấm gây hại nên người dân dù phun thuốc phòng trừ nhưng hiệu quả thấp.
Còn nguyên nhân chủ quan là do có sự thiếu sót trong chỉ đạo sản xuất, phòng trừ dịch bệnh, quản lý giống lúa Thiên ưu 8. Giống Thiên ưu 8 qua 2 năm sản xuất trên địa bàn Hà Tĩnh cho năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, không nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông nên ngành Nông nghiệp có chủ quan trong việc dự tính dự báo, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn phòng trừ bệnh.
Ngoài ra, khi đưa vào sản xuất vụ Xuân 2017 ở Hà Tĩnh, trên bao bì đựng giống loại 1 kg, Công ty CP giống cây trồng Trung ương ghi là “đặc biệt kháng đạo ôn”, tuy nhiên trên thực tế giống Thiên ưu 8 chỉ có khả năng kháng đạo ôn ở mức trung bình. Việc này có thể gây ra tâm lý chủ quan cho người dân trong phòng trừ dịch bệnh. Với lỗi vi phạm này, phía Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương đã bị các cơ quan chức năng xử phạt 25 triệu đồng do vi phạm trong quảng cáo về nhãn mác.
Về vấn đề này, ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: “Người dân bị thiệt hại đến 10 vạn tấn lúa nhưng chỉ xử phạt công ty 25 triệu động sai phạm về bao bì nhãn mác. Vậy thiệt hại về kinh tế thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Cơ quan nào điều tra về vấn đề này?” Cũng theo ông Sơn, trước đây có vụ việc về giống lúa Nghệ An bị bệnh gây thiệt hại ít hơn thì cơ quan công an cũng đã vào điều tra. Vì vậy ông đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh làm rõ vấn đề này để có câu trả lời thỏa đáng với nhân dân.
Kỷ luật hàng loạt cán bộ
Liên quan đến trách nhiệm để xảy ra vụ mất mùa lịch sử, ông Đặng Ngọc Sơn cho biết Sở NN&PTNT đã tiến hành kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc. Tỉnh Hà Tĩnh cũng kiểm điểm ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc sở NN&PTNT và ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Giám đốc phụ trách để rút kinh nghiệm sâu sắc.
Xử lý kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với các ông, bà: Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
Phê bình nghiêm khắc trước toàn Ngành đối với các ông, bà: Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Trưởng phòng Thanh tra, pháp chế thuộc Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; chuyên viên Phòng Thanh tra Pháp chế; dự báo viên Phòng Bảo vệ thực vật thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.