Hải Dương: Bứt tốc sản xuất công nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Những năm gần đây, Hải Dương thu hút nguồn vốn lớn cả trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp, nhất là công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp công nghệ cao.

>>> Hải Dương: Gia tăng sức hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã ban hành Chương trình hành động số 78-CTr/TU ngày 13/9/2023 thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Để thực hiện chương trình này, Hải Dương định hướng phát triển không gian công nghiệp theo 3 vùng, bao gồm: Vùng công nghiệp động lực (lõi trung tâm) tại các huyện Bình Giang, Thanh Miện, TP Hải Dương, Gia Lộc, Cẩm Giàng, một phần huyện Ninh Giang; vùng công nghiệp hỗ trợ tại TP Hải Dương, Gia Lộc, Cẩm Giàng và một phần huyện Ninh Giang; vùng công nghiệp nặng, chế biến nông, lâm, thủy sản và năng lượng sạch tại TP Chí Linh, thị xã Kinh Môn, huyện Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà, Tứ Kỳ và một phần huyện Ninh Giang.

Những năm gần đây, Hải Dương thu hút nguồn vốn lớn cả trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp, nhất là công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp công nghệ cao (Ảnh minh họa)

Thời gian qua, Hải Dương thu hút nguồn vốn lớn cả trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp, nhất là công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp công nghệ cao (Ảnh minh họa)

Cụ thể, theo Chương trình hành động này, Hải Dương sẽ phát triển không gian công nghiệp quy mô lớn, tạo thành thế mạnh của tỉnh, tận dụng vị trí chiến lược, liên kết vùng, ứng dụng khoa học và công nghệ cao và trở thành trục động lực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tập trung mở rộng và nâng cao chuỗi giá trị, tận dụng liên kết vùng cho các ngành công nghiệp chủ lực; xây dựng năng lực cạnh tranh chiến lược, tiến tới phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng trong tương lai; duy trì và tái cơ cấu các ngành công nghiệp giá trị sản xuất nhỏ, bảo đảm an sinh xã hội; dừng thu hút đầu tư và phát triển thêm các ngành công nghiệp giá trị thấp hoặc ảnh hưởng môi trường.

Phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực là cơ khí chế tạo; điện, điện tử; chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao. Mở rộng, phát triển một số ngành công nghiệp tiềm năng, gồm: công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, hóa chất, hóa dược; đồng thời tiếp tục duy trì một số ngành công nghiệp khác như: dệt may, da giày, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp môi trường, sản xuất và phân phối điện, nước, xử lý rác thải, nước thải.

Hải Dương định hướng phát triển 1 khu kinh tế chuyên biệt tại 2 huyện Bình Giang và Thanh Miện, tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sinh thái, công nghiệp hỗ trợ; trung tâm logistics; khu phi thuế quan; trung tâm đổi mới sáng tạo cấp vùng; đô thị - dịch vụ sinh thái hiện đại, cung cấp quỹ nhà ở cho công nhân.

Theo ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương: Sản xuất công nghiệp của Hải Dương có dấu hiệu phục hồi rõ ràng trong tháng cuối cùng của năm 2023 khi có chỉ số tăng cao nhất cả năm. Hiện Hải Dương đã có 17 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích là 2.738ha, tỷ lệ lấp đầy là 52,9%; trong đó, có 12 khu công nghiệp đã triển khai đầu tư xây dựng và khai thác kinh doanh, với tổng diện tích quy hoạch là 1.650ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 72,6%. 4 khu công nghiệp đang triển khai giải phóng mặt bằng gồm Gia Lộc, Tân Trường mở rộng, Phúc Điền mở rộng và Kim Thành.

Trong năm 2023, Hải Dương cũng đã khởi công và chuẩn bị khởi công nhiều công trình, dự án mới, nhất là các dự án giao thông kết nối, các dự án hạ tầng khu công nghiệp đã hoàn thiện với trên 1.100ha mặt bằng sạch đủ điều kiện đón nhận các dự án đầu tư. Trong đó, khởi công xây dựng Khu Công nghiệp Phúc Điền mở rộng và khánh thành cầu Phúc Điền. Việc mở rộng Khu Công nghiệp Phúc Điền và khánh thành cầu Phúc Điền sẽ góp phần thu hút thêm các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến đầu tư tại Hải Dương.

Khu Công nghiệp Phúc Điền mở rộng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 398 ngày 19/3/2021 với quy mô 235,6ha, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, thời gian hoàn thành 36 tháng, có vị trí rất thuận lợi về giao thông.

Khu Công nghiệp Phúc Điền mở rộng sẽ tập trung thu hút các ngành nghề sử dụng công nghệ cao, có dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường như cơ khí lắp ráp, vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, điện tử, logistics và một số ngành công nghiệp khác có công nghệ sản xuất hiện đại.

Sản xuất công nghiệp của Hải Dương có dấu hiệu phục hồi rõ ràng trong tháng cuối cùng của năm 2023

Sản xuất công nghiệp của Hải Dương có dấu hiệu phục hồi rõ ràng trong tháng cuối cùng của năm 2023

Theo Ban quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến 27/11, các khu công nghiệp trên địa bàn thu hút vốn đầu tư khoảng trên 1 tỷ USD, đạt 519% kế hoạch năm 2023; trong đó, cấp mới 49 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 906 triệu USD; điều chỉnh cho 28 lượt dự án FDI tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm khoảng 132 triệu USD.

Cùng với đó, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Hải Dương đã cấp mới, điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho dự án đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 6.045 tỷ đồng; trong đó, cấp mới 9 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.925 tỷ đồng; điều chỉnh cho 6 lượt dự án DDI tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm khoảng 3.120 tỷ đồng.

Theo Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 của tỉnh tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong năm 2023. Tính chung cả năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 8,3% so với năm 2022. Riêng quý IV của năm ghi nhận mức tăng trưởng cao, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ lực của tỉnh từ tháng 8 đến hết năm tăng liên tục, tháng sau cao hơn tháng trước, tháng 12 tăng 11,9%. Trong đó, sản xuất xe có động cơ tăng 20,6%, sản xuất và phân phối điện tăng 16,4%, chế biến thực phẩm tăng 9,6%, sản xuất sản phẩm điện tử tăng 4,6%, sản xuất kim loại tăng 4,4%...

Bên cạnh các ngành có mức tăng trưởng cao thì một số ngành có dấu hiệu phục hồi nhưng ở mức thấp. Ngành may mặc, giày dép từ quý III năm 2023 đã có chuyển biến tích cực (quý III tăng 9,9%, quý IV tăng 12,9%) nhưng tính chung cả năm vẫn giảm 2,8%. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 5,6%...

Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngành công nghiệp Hải Dương tiếp tục phát triển theo định hướng chuyển dần từ gia công lắp ráp sang chế tạo sản phẩm đồng bộ.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Bứt tốc sản xuất công nghiệp tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714233957 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714233957 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10