Hải Dương: Nâng cao giá trị của hành, tỏi

LAN VŨ 25/02/2023 18:46

Không chỉ xuất bán hành, tỏi thô, nhiều người dân ở thị xã Kinh Môn (Hải Dương) còn đầu tư thiết bị chế biến hành phi cung cấp nhu cho cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

>>>“Vé thông hành” cho nông sản xuất khẩu

>>>Nông sản Việt có nhiều thế mạnh xây dựng thương hiệu xuất khẩu

Cây trồng giá trị cao

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, vụ đông 2022 – 2023, diện tích hành củ, tỏi của tỉnh đạt khoảng 6.252 ha. Trong đó, diện tích hành củ là 5.785ha, tỏi là 467ha, được trồng tập trung ở Kinh Môn với 3.811ha, Nam Sách với 2.164ha, TP Hải Dương với 246ha, Kim Thành là 208ha. Riêng tỏi được trồng chủ yếu ở Kinh Môn với 232ha.

Nông dân đang thu hoạch hành (ảnh: Báo tin tức)

Nông dân đang thu hoạch hành (ảnh: Báo tin tức)

Tổng sản lượng hành, tỏi toàn tỉnh Hải Dương ước đạt 116.400 tấn. Trong đó, hành đạt 110.000 tấn, tỏi 6.400 tấn. Hành đầu vụ (từ cuối tháng 12 đến hết tháng 1) có giá cao, ổn định ở mức 25 – 27 nghìn đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm trước khoảng 5 -7 nghìn đồng/kg. Hiện tại, giá hành dao động từ 15 – 18 nghìn đồng/kg. Riêng hành tỏi đem về cho nông dân Hải Dương khoảng 2.100 tỷ đồng.

So với năm trước, giá hành, tỏi năm nay cao gấp đôi nên người trồng rất phấn khởi. Nếu trước đây ruộng thường chỉ trồng 2 vụ lúa, sau khi trừ đầu trừ đuôi thu nhập còn lại rất thấp, đó là còn chưa kể ruộng còn phải để không 3 tháng mùa đông. Nhưng hiện, nhà nào cũng trồng từ 1 đến vài mẫu ruộng hành, tỏi, sản xuất vụ mùa đông lại thành vụ hàng hóa chính.

Ông Nguyễn Văn Thành – Kinh Môn cho biết, năm nay nhà ông trồng 12 sào hành, mỗi sào thu hoạch được 5 -6 tạ, bán được 150 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi sào hành cho lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng.

Trồng hành, tỏi chỉ mất 3 – 4 tháng nhưng tính ra 1 sào thu bằng cả 1 mẫu lúa. Với 4 khẩu, một năm 2 vụ lúa, 1 vụ hành, tỏi, thu nhập bình quân khoảng 70 triệu đồng/người/năm – ông Thành chia sẻ.

Theo Bà Phạm Thị Đào - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, thu nhập bình quân từ trồng hành của nông dân Hải Dương năm nay dao động từ 10 - 15 triệu đồng/sào, từ 275 - 415 triệu đồng/ha. Có thời điểm như từ ngày 15 - 20/1, nông dân thu hoạch 1 sào hành cho thu nhập từ 18 - 23 triệu đồng. Tính bình quân cả vụ đông 2023, lãi thuần từ trồng hành ước đạt 6 - 10 triệu đồng/sào, tương ứng 170 - 270 triệu đồng/ha.

Năm 2017, hành, tỏi Kinh Môn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể”. Sản phẩm này cũng được bán phổ biến tại  cả các chợ truyền thống, lẫn siêu thị và sàn thương mại điện tử. Do được quan tâm, đầu tư đúng hướng, hành, tỏi đã và đang trở thành đặc sản nông nghiệp, giúp người dân vùng Kinh Môn trở lên giàu có, sung túc.

Nâng cao giá trị

>>>Tiêu chuẩn nông sản nội địa - Phải khắt khe như hàng xuất khẩu

>>>Năm 2023, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ “khởi sắc

Nhờ được trồng trên vùng đất bán sơn địa, phù sa màu mỡ, khí hậu thích hợp, người nông dân giàu kinh nghiệm từ khâu chọn giống, chăm sóc và bảo quản, nên hành, tỏi Kinh Môn được đánh giá cao về chất lượng. Hành, tỏ có củ to, chắc, hương vị thơm cay đặc biệt, khó nơi nào sánh kịp.

Không chỉ bán sản phẩm thô, nhiều người dân Hải Dương còn đầu tư thiết bị, học hỏi kinh nghiệm chế biến sản phẩm hành phi cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo chị Nguyễn Thị Hồng - chủ cơ sở hành phi xã ở Lạc Long, nhờ có độ thơm, ngon và vị ngọt đặc trưng mà hành phi Kinh Môn những năm gần đây dần dần thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Điểm thuận lợi là nguyên liệu làm hành phi chúng tôi lúc nào cũng có sẵn nên có thể cung cấp cho khách hàng cần số lượng lớn bất kỳ lúc nào.

Ngoài ra, chúng tôi tìm đầu mối để xuất bán hành phi sang Trung Quốc. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm hành tỏi của chính nông dân như chúng tôi - chị Hồng chia sẻ.

chính quyền và người dân huyện Kinh Môn đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất VietGap trên nhiều diện tích trồng hành, tỏi để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và chất lượng

Chính quyền và người dân huyện Kinh Môn đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất VietGap trên nhiều diện tích trồng hành, tỏi để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và chất lượng

Được biết, trong số các sản phẩm OCOP của Kinh Môn được UBND tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận, có nhiều sản phẩm 3 sao, 4 sao đều từ thế mạnh cây hành, cây tỏi, như: Tỏi đen Vietkiga, rượu tỏi (4 sao), tỏi mật, vang tỏi đen Vietkiga, siro tỏi đen Vietkiga, hành khô Kinh Môn, tỏi khô Kinh Môn (3 sao). Hiện, sản phẩm tỏi đen và các sản phẩm từ tỏi có mặt tại hơn 30 tỉnh, thành phố trong cả nước và được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp, Hàn Quốc và Cộng hòa Séc.

Theo ông Trương Đức San – Chủ tịch UBND Thị trấn Kinh Môn, địa phương đã đặt vấn đề với doanh nghiệp Nhật Bản, họ đã mang giống tỏi của Nhật về Việt Nam trồng, hiện đã trồng ở Kinh Môn. Đồng thời, họ đã lấy giống tỏi của Việt Nam trồng kiểm nghiệm bên Nhật. Nếu tỏi nông dân Kinh Môn trồng đạt tiêu chuẩn công nghệ của Nhật thì họ sẽ ký kết hợp đồng. Người dân Kinh Môn sẽ có sản phẩm có thương hiệu và đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản, có thể xuất khẩu sang Nhật, nâng cao giá trị cây trồng. Hiện tỏi đã lên và đang trong quá trình chăm bón.

Hiện nay, chính quyền và người dân huyện Kinh Môn đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất VietGap trên nhiều diện tích trồng hành, tỏi để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và chất lượng. Hành, tỏi Kinh Môn không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Australia, Liên minh châu Âu (EU)…

Có thể bạn quan tâm

  • “Vé thông hành” cho nông sản xuất khẩu

    “Vé thông hành” cho nông sản xuất khẩu

    03:00, 19/02/2023

  • Nông sản Việt có nhiều thế mạnh xây dựng thương hiệu xuất khẩu

    Nông sản Việt có nhiều thế mạnh xây dựng thương hiệu xuất khẩu

    03:00, 16/02/2023

  • Quảng Tây (Trung Quốc) sẽ là trọng điểm xuất khẩu nông sản của Việt Nam

    Quảng Tây (Trung Quốc) sẽ là trọng điểm xuất khẩu nông sản của Việt Nam

    00:36, 15/02/2023

  • Tiêu chuẩn nông sản nội địa - Phải khắt khe như hàng xuất khẩu

    Tiêu chuẩn nông sản nội địa - Phải khắt khe như hàng xuất khẩu

    03:30, 16/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hải Dương: Nâng cao giá trị của hành, tỏi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO