Hải Dương: Sẽ nỗ lực, quyết liệt trong thực hiện chuyển đổi số

MINH HUỆ 06/04/2023 00:06

Đó là khẳng định của ông Trần Đức Thắng – Bí thư tỉnh ủy tại buổi làm việc với Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng với Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương.

>>>Hải Dương: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuế

Xu thế tất yếu...

Theo ông Trần Đức Thắng – Bí thư tỉnh ủy: Hải Dương sẽ nỗ lực, quyết liệt trong thực hiện chuyển đổi số. Bí thư Tỉnh ủy cho biết thời gian tới, Hải Dương sẽ định hình rõ từng phần việc cụ thể, tập trung chủ yếu từ nay đến cuối năm 2023, từ đó phối hợp từng doanh nghiệp cụ thể để triển khai. Hải Dương sẵn sàng mở cửa, chào đón các doanh nghiệp công nghệ số tới đầu tư cũng như đồng hành trên lộ trình chuyển đổi số của tỉnh.

Theo chia sẻ của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Hải Dương cần xây dựng môi trường đầu tư cởi mở, minh bạch, có tính đổi mới, có môi trường số, nhất là dịch vụ công trực tuyến hiệu quả. Hải Dương có thể mời một số doanh nghiệp công nghệ cùng triển khai các sản phẩm, nền tảng số cho tỉnh dùng thử. Từ đó vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, vừa tạo cơ hội để tỉnh sử dụng sản phẩm công nghệ cao.

Hải Dương sẵn sàng mở cửa, chào đón các doanh nghiệp công nghệ số tới đầu tư cũng như đồng hành trên lộ trình chuyển đổi số của tỉnh. (ảnh báo Hải Dương)

Hải Dương sẵn sàng mở cửa, chào đón các doanh nghiệp công nghệ số tới đầu tư cũng như đồng hành trên lộ trình chuyển đổi số của tỉnh. (ảnh báo Hải Dương)

Về quản lý đô thị thông minh, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng cần lấy người dân làm trung tâm, hướng tới nhu cầu của người dân, người dân phải được hưởng lợi. Công nghệ mang tính hỗ trợ những mục tiêu đó. Cần xây dựng đô thị thông minh từ những nhiệm vụ cụ thể như hệ thống đèn tín hiệu giao thông thông minh, công khai chỉ số môi trường… Từ đó thiết lập nền tảng, sản phẩm, giải pháp số phù hợp.

Được biết, một năm qua Hải Dương đã đạt được những kết quả tích cực trên các mặt phát triển kinh tế-xã hội có sự đóng góp quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS. Theo ông Thắng – Bí thư tỉnh Hải Dương, CĐS số là một xu thế tất yếu, cần phải nhanh chóng nắm bắt lấy thời cơ phát triển do chuyển đổi số mang lại. Để thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực cần phải có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy cho người dân về chuyển đổi số. Phải thu hút sự đầu tư của doanh nghiệp, hình thành các doanh nghiệp số, doanh nghiệp công nghệ số. Huy động và phát huy tốt các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho chuyển đổi số.

Năm 2023 được xác định là năm quốc gia về dữ liệu số, đó là tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới, trong đó cần tập trung xây dựng, công bố các cơ sở dữ liệu mở, bảo vệ dữ liệu cá nhân, an toàn dữ liệu. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn bộ hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp xã về sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số. Có giải pháp, hình thức trực quan nhằm tuyên truyền để người dân hiểu, biết và cùng chung tay với chính quyền thực hiện chuyển đổi số, từng bước hình thành công dân số, hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số tỉnh Hải Dương.

một năm qua Hải Dương đã đạt được những kết quả tích cực trên các mặt phát triển kinh tế-xã hội có sự đóng góp quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS (ảnh báo Hải Dương)

Một năm qua Hải Dương đã đạt được những kết quả tích cực trên các mặt phát triển kinh tế-xã hội có sự đóng góp quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS (ảnh báo Hải Dương)

Khẩn trương khắc phục hạn chế

Được biết, lần đầu tiên tỉnh Hải Dương công bố Ngày Chuyển đổi số của tỉnh (26.3.2022) với chủ đề “Chuyển đổi số hiện thực hóa khát vọng phát triển tỉnh Hải Dương”. Một năm qua, lộ trình chuyển đổi số của tỉnh đã đạt nhiều kết quả cụ thể trên các mặt chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Trong nông nghiệp, nhiều mô hình ứng dụng công nghệ số như công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, camera giám sát và thiết bị cảm biến tự động kết nối điện thoại thông minh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình truy xuất nguồn gốc nông sản, gắn tem truy xuất nguồn gốc bằng mã QR để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế, hướng tới xuất khẩu tại các thị trường khó tính.

Nhấn mạnh lộ trình CĐS, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số có sự đóng góp không nhỏ từ các doanh nghiệp công nghệ số, ông Bí thư Tỉnh ủy mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành, tư vấn, xây dựng các nền tảng, giải pháp cho tỉnh trên các lĩnh vực. Qua đó cùng tỉnh sớm hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số. Ông Thắng cũng khẳng định tỉnh sẽ đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất theo quy định của pháp luật để cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp công nghệ số nói riêng phát triển.

Các sở, ban, ngành, địa phương đã thực hiện kết nối, triển khai giải pháp, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ứng dụng thương mại điện tử. Từ đó nâng cao hiệu quả trong lưu thông hàng hóa, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đã triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, từ quản trị thông minh trong sản xuất, kinh doanh đến thanh toán số. Hiện 99% số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nộp thuế điện tử...

Mới đây, tại phiên họp thường kỳ tháng 3 (lần 4) của UBND tỉnh Hải Dương ông Lưu Văn Bản - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban ngành khẩn trương khắc phục hạn chế trong việc triển khai 3 dự án thành phần về CĐS.

Theo ông Bản - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Để triển khai hiệu quả Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 26.3 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương về CĐS giai đoạn 2021-2025,  yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông khẩn trương xử lý những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai 3 dự án thành phần. Đó là xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cho chính quyền điện tử và đô thị thông minh, xây dựng Trung tâm Giám sát điều hành thông minh, xây dựng Trung tâm Giám sát an ninh mạng. Trên cơ sở đó tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các bước tiếp theo.

Các sở, ngành, địa phương phải nâng cao nhận thức về CĐS bằng cách tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và đẩy mạnh hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng. Tăng cường các hoạt động giám sát, đánh giá, bảo đảm thực hiện linh hoạt các kế hoạch, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số, quan tâm tới việc ứng phó các sự cố an ninh mạng.

Đưa công nghệ sô vào sản xuất kinh doanh

Đưa công nghệ sô vào sản xuất kinh doanh

Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị, kịp thời báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc để khẩn trương tháo gỡ. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư giám sát việc đầu tư, quản lý vốn thực hiện dự án chuyển đổi số.

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đến hết năm 2022 Hải Dương đã hoàn thành 5 trong tổng số 15 chỉ tiêu là cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng mạng cáp quang, phủ sóng mạng 3G, 4G, tỷ lệ dân số có tài khoản ngân hàng, nhận gửi văn bản điện tử. Các nhiệm vụ về phát triển nền tảng, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số đang triển khai thực hiện. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nguồn kinh phí nên việc triển khai còn chậm. Một số nhiệm vụ không còn sát thực tế, cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Doanh nghiệp kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh

    Hải Dương: Doanh nghiệp kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh

    08:52, 25/03/2023

  • Hải Dương: Tích cực lan tỏa cộng nghệ số cộng đồng

    Hải Dương: Tích cực lan tỏa cộng nghệ số cộng đồng

    00:06, 25/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hải Dương: Sẽ nỗ lực, quyết liệt trong thực hiện chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO