Hải Dương: Vượt bão COVID để về đích sớm

MINH HUỆ 18/01/2022 13:11

Khép lại năm 2021, Hải Dương mạnh mẽ vươn lên vị trí thứ tư trong các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 8 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế (đạt 8,6%).

>>>Hải Dương: Khắc phục khó khăn đưa xuất khẩu trở thành điểm sáng kinh tế

>>>Hải Dương: Nhiều doanh nghiệp tiêu biểu đã vượt bão COVID để về đích

Vượt khó …

Theo ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương chia sẻ: Đầu năm 2021, COVID-19 bùng phát tại Hải Dương đúng thời điểm cận Tết Nguyên đán. Từ một công nhân tại nhà máy của Công ty Poyun đi nước ngoài phát hiện dương tính với COVID-19, xét nghiệm ngày đầu đã tìm ra ngay 172 người có liên quan dương tính với COVID-19, Hải Dương đã phải “đóng cửa” để thực hiện giãn cách xã hội. Với một địa phương có nền sản xuất công nghiệp phát triển, có trên 14.000 doanh nghiệp với hơn 360.000 lao động (108.000 lao động làm việc trong 11 khu công nghiệp tại tỉnh), đợt dịch này đã tác động nặng nề đến nền kinh tế của Hải Dương.

Hải Dương đã mạnh mẽ vượt qua những khó khăn, thách thức do đại dịch gây ra, xuất phát tuy muộn, nhưng đã bứt tốc để về đích với nhiều đột phá thành công

Hải Dương đã mạnh mẽ vượt qua những khó khăn, thách thức do đại dịch gây ra, xuất phát tuy muộn, nhưng đã bứt tốc để về đích với nhiều đột phá thành công

Với sự đồng lòng, góp sức của toàn thể nhân dân, cùng với sự vào cuộc kịp thời của chính quyền địa phương các cấp, sẵn sàng lao vào tâm dịch để điều hành công tác chống dịch, đến 0 giờ ngày 3/3/2021, việc cách ly xã hội toàn tỉnh kết thúc, TP. Chí Linh và huyện Cẩm Giàng được gỡ phong tỏa. Đó cũng là khoảnh khắc “giao thừa muộn” không thể nào quên với người dân tỉnh Hải Dương sau 34 ngày thực hiện 2 lần “phong tỏa chồng phong tỏa”.

>>>Hải Dương: Tiếp cận các tập đoàn đa quốc gia để thu hút đầu tư

>>>Hải Dương: Rộng đường “xuất ngoại” cà rốt

Tiếp đó, sau khi kiện toàn nhân sự, tập thể lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương đã rất quyết liệt chỉ đạo, điều hành để cùng người dân, cộng đồng doanh nghiệp khởi động các hoạt động kinh tế - xã hội năm 2021 và đã kịp bứt tốc và tiến dần về đích.

Cũng theo ông Lê Hồng Diên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cho biết, trong thời gian giãn cách toàn tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp của Hải Dương giảm tới 45,8% so với cùng kỳ năm 2020. Ba tháng đầu năm 2021, GRDP của tỉnh tăng trưởng âm. Kết thúc nửa đầu năm, GRDP của tỉnh mới đạt tăng trưởng 3,9 % và vẫn có lĩnh vực tăng trưởng âm, như mảng dịch vụ (-0,7%).

Hải Dương tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hải Dương tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để về đích

Hải Dương đã mạnh mẽ vượt qua những khó khăn, thách thức do đại dịch gây ra, xuất phát tuy muộn, nhưng đã bứt tốc để về đích với nhiều đột phá thành công. Khép lại năm 2021, Hải Dương mạnh mẽ vươn lên vị trí thứ tư trong các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 8 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,6% (đóng góp 0,7 điểm %); công nghiệp - xây dựng 13,5% (đóng góp 6,9 điểm %; trong đó công nghiệp đóng góp 7,1 điểm %, xây dựng làm giảm 0,2 điểm %); dịch vụ tăng 0,8% (đóng góp 0,2 điểm %); thuế và trợ cấp sản phẩm tăng 7,6% (đóng góp 0,7 điểm %). Ấn tượng nhất là ngành công nghiệp. Dù chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch COVID-19, trong quý I, lần đầu tiên công nghiệp tăng trưởng âm trong hơn 20 năm qua; nhưng các quý còn lại trong năm sản xuất công nghiệp nhanh chóng phục hồi và đều tăng trưởng trên 20%.

Quy mô nền kinh tế năm 2021 (theo giá hiện hành) ước đạt 149.090 tỷ đồng, đứng thứ 11/63 toàn quốc; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 14.002 tỷ đồng (chiếm 9,4%), công nghiệp-xây dựng 81.821 tỷ đồng (chiếm 54,9%), dịch vụ 39.702 tỷ đồng (chiếm 26,6%), thuế và trợ cấp sản phẩm 13.565 tỷ đồng (chiếm 9,1%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 77 triệu đồng, đứng thứ 16/63 trong toàn quốc.

Đầu tư phát triển KCN tại Hải Dương

Đầu tư phát triển KCN tại Hải Dương

Đây là những con số có ý nghĩa rất quan trọng, đánh giá, ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng trong quá trình bứt tốc về đích của tỉnh. Cả 4 trụ cột kinh tế của Hải Dương theo định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đều có những bước phát triển tốt. Để đạt được những kết quả này, ngay khi COVID-19 được kiểm soát trên địa bàn, các hoạt động kinh tế nhanh chóng được kích hoạt trở lại, trong đó, phải kể đến vai trò thúc đẩy của các cơ quan quản lý. Sự kiện xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà ngày 8/5/2021 là ví dụ tiêu biểu. Hội nghị này có quy mô quốc tế. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 36 điểm cầu chính trong và ngoài nước (5 điểm cầu trong nước tại Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Lào Cai và Lạng Sơn; 31 điểm cầu nước ngoài ở 12 quốc gia) cùng nhiều điểm cầu phụ. Tại sự kiện, có gần 300 nhà nhập khẩu nước ngoài giao thương trực tuyến qua điện thoại, máy tính với các doanh nghiệp của Hải Dương. Sự kiện đã tạo đà để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hải Dương gắn với chuyển đổi số.

Với sự đồng hành của Tập đoàn FPT, tỉnh Hải Dương đang đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử với mục tiêu đến năm 2025 có 80% thủ tục hành chính của tỉnh được thực hiện ở mức độ 4. Đây sẽ là giải pháp nhanh nhất để Hải Dương cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng chất lượng điều hành.

Khép lại năm 2021, Hải Dương mạnh mẽ vươn lên vị trí thứ tư trong các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 8 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế

Khép lại năm 2021, Hải Dương mạnh mẽ vươn lên vị trí thứ tư trong các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 8 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng khẳng định, trong năm 2021, tỉnh đã đặt được nền tảng cho sự phát triển của những năm tiếp theo, bao gồm việc hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung của vùng huyện giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050; nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ; triển khai một loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm từ nguồn vốn đầu tư công; triển khai các dự án đô thị lớn từ nguồn vốn của doanh nghiệp, nhất là chuẩn bị triển khai xây dựng thêm 2 nút giao với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Theo ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết: “Năm 2022, Hải Dương lấy chủ đề năm là ‘Thích ứng linh hoạt, tăng trưởng bứt phá’. Tỉnh đã xác định, muốn bứt phá, thì phải mở rộng xúc tiến đầu tư, với mức kinh phí lớn gấp nhiều lần những năm trước. Trong đó, 90% kinh phí sẽ do các sở, ngành, địa phương cùng tham gia và huy động từ nguồn xã hội hóa. Sở Kế hoạch và Đầu tư là nơi tạo ra khung xúc tiến và mọi ngành nghề, lĩnh vực sẽ đều cùng tham gia xúc tiến đầu tư. Đặc biệt, năm 2022, Hải Dương sẽ không chỉ tập trung thu hút FDI trong công nghiệp, nông nghiệp, mà mọi lĩnh vực đều được đẩy mạnh, từ y tế, giáo dục, đến thương mại, du lịch…”.

Hải Dương đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, thu hút đầu tư

Hải Dương đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, thu hút đầu tư

Ông Hùng chia sẻ thêm, để có thể cải thiện quy mô và chất lượng dòng vốn, Hải Dương vẫn cần phải tập trung cao độ để xóa các điểm nghẽn về môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển. Cùng với đó, phải đẩy nhanh xây dựng hạ tầng cho 6 khu công nghiệp và 20 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 2.400 ha và tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư các khu, cụm công nghiệp mới từ nguồn vốn của doanh nghiệp để tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Khắc phục khó khăn đưa xuất khẩu trở thành điểm sáng kinh tế

    Hải Dương: Khắc phục khó khăn đưa xuất khẩu trở thành điểm sáng kinh tế

    15:32, 02/01/2022

  • Hải Dương đề xuất xây dựng KCN theo hướng tích hợp KCN với đô thị

    Hải Dương đề xuất xây dựng KCN theo hướng tích hợp KCN với đô thị

    23:48, 07/01/2022

  • Hải Dương: Rộng đường “xuất ngoại” cà rốt

    Hải Dương: Rộng đường “xuất ngoại” cà rốt

    11:01, 12/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hải Dương: Vượt bão COVID để về đích sớm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO