UBND TP. Hải Phòng nhận định các dự án trọng điểm năm 2022 chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã được thông qua chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.
>>>Giải phóng mặt bằng, vướng mắc muôn thuở trong các dự án đầu tư ...
>>>Nghẽn giải phóng mặt bằng tại Quảng Nam
Tại Kỳ họp thứ 9, HĐND TP Hải Phòng khóa 16, UBND TP Hải Phòng đã có báo cáo về tình hình thực hiện các dự án trọng điểm năm 2022.
17/29 dự án bị chậm tiến độ
Theo Nghị quyết HĐND TP Hải Phòng, năm 2022, thành phố có 29 dự án trọng điểm, trong đó có 5 dự án dự kiến hoàn thành, 21 dự án dự kiến khởi công, 3 dự án trọng điểm từ năm 2021 chuyển sang.
Trong 5 dự án trọng điểm dự kiến hoàn thành năm 2022, có 4 dự án hoàn thành đúng kế hoạch. Trong đó, có 3 dự án sử dụng vốn ngân sách gồm dự án đầu tư xây dựng cầu Rào 1 và chỉnh trang đường Lạch Tray, có tổng mức đầu tư hơn 2.265 tỷ đồng. Dự án đường Đông Khê 2 giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 1.340 tỷ đồng. Dự án cải tạo, nâng cấp đường 359 huyện Thuỷ Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 1.819 tỷ đồng.
Và 1 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách là dự án chung cư HH1, HH2 tại phường Đổng Quốc Bình (quận Ngô Quyền) do Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy làm chủ đầu tư theo hình thức BT, giá trị hơp đồng BT là hơn 1.200 tỷ đồng. Tới nay, dự án đã hoàn thành, được Bộ Xây dựng chấp thuận nghiệm thu từ tháng 6/2022.
Còn lại 1/5 dự án trọng điểm dự kiến hoàn thành trong năm 2022 nhưng chưa thể hoàn thành là dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 10 đoạn từ cầu Đá Bạc đến cầu Kiền sử dụng nguồn vốn ngân sách, với tổng mức đầu tư hơn 1.653 tỷ đồng. Tới thời điểm hiện tại, huyện Thuỷ Nguyên vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng nên không thể hoàn thành như kế hoạch.
Đối với 21 dự án trọng điểm được TP. Hải Phòng dự kiến khởi công năm 2022, có 2 dự án sử dụng vốn ngân sách và 3 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách đã được khởi công, là dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng với tổng mức đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng. Dự án tổ hợp trung tâm thương mại Chợ sắt có tổng mức đầu tư hơn 6.060 tỷ đồng. Dự án đầu tư xây dựng các bến 3,4,5,6 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, trong đó bến 3,4 tổng mức đầu tư hơn 6.946 tỷ đồng, bến 5,6 tổng mức đầu tư hơn 8.900 tỷ đồng…
Còn 16 dự án chưa kịp khởi công nhưng đều đang được hoàn thiện thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư và các thủ tục khác có liên quan sau khi đã lựa chọn được nhà đầu tư.
3 dự án trọng điểm chuyển tiếp từ năm 2021 sang gồm dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng; dự án xây dựng Khu cảng hàng hoá, bến phà, bến tàu khách, nhà máy sản xuất các sản phẩn du lịch, khu dịch vụ hậu cần du lịch tại đảo Cát Bà; dự án công viên chủ đề VinWonder Vũ Yên, các nhà đầu tư đã được bàn giao đất, đang triển khai dự án.
Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng
Theo UBND TP Hải Phòng, các dự án trọng điểm năm 2022 chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã được HĐND thành phố thông qua vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, người dân chưa đồng thuận với chi phí đền bù, hỗ trợ được phê duyệt.
Ngoài ra, có một số dự án sử dụng ngân sách nhà nước như dự án cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.331 tỷ đồng, dự án đầu tư Trung tâm Chính trị - Hành chính tại KĐT mới Bắc sông Cấm có tổng mức đầu tư hơn 2.513 tỷ đồng, dự án Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn tại khu đô thị mới Bắc sông Cấm có tổng mức đầu tư hơn 2.336 tỷ đồng chưa kịp khởi công vì phải điều chỉnh chủ trương đầu tư. Có dự án phải thi tuyển phương án kiến trúc, trong đó có dự án cầu Nguyễn Trãi.
Bên cạnh đó, có 5 dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố thuộc dự án nhóm A do cấp bộ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi như dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2 quy mô gồm cầu và đường, tổng mức đầu tư hơn 7.439 tỷ đồng, do vậy phải xin ý kiến các bộ để thống nhất đơn vị thẩm định.
Một số dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhưng thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng nên TP. Hải Phòng không chủ động được thời gian thẩm định trong bước báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi.
UBND TP Hải Phòng còn nhận định, do công tác chuẩn bị cho việc điều chỉnh quy hoạch thành phố chưa đạt kết quả như mong muốn, do biến động giá vật tư, nguyên vật liệu, lãi suất ngân hàng tăng và vật liệu cát san lấp khan hiếm cũng phần nào ảnh hưởng tới tiến độ thi công, thực hiện thủ tục đầu tư của các dự án.
Được biết, trong năm 2023, UBND TP Hải Phòng đề xuất 20 dự án trọng điểm, trong đó có 8 dự án dự kiến hoàn thành và 10 dự án được dự kiến khởi công.
Để đạt các chỉ tiêu đề ra trong năm 2023, UBND TP Hải Phòng đề xuất phải giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư các dự án ngoài ngân sách để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Tập trung hoàn thành trình tự thủ tục phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu thi công để cuối năm 2022, đầu năm 2023 khởi công các dự án quan trọng đã phê duyệt chủ trương đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
Tỉnh Bắc Ninh – huyện Gia Bình: Khẩn trương giải phóng mặt bằng thực hiện dự án
08:08, 22/11/2022
Hải Phòng kiên quyết giải phóng mặt bằng các dự án giao thông quan trọng
14:50, 19/11/2022
Quảng Nam: Nhà ở xã hội vướng do giải phóng mặt bằng
05:11, 18/11/2022
Thái Bình: Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Liên Hà Thái
11:46, 03/11/2022