Hải Phòng: Logistics xanh – mắt xích để trở thành trung tâm logistics của khu vực

Diendandoanhnghiep.vn Hải Phòng đã và đang có những thay đổi trong vận hành, hướng tới logistics xanh, tối ưu hóa chi phí với trung tâm logistics và kinh tế tuần hoàn; để trở thành trung tâm dịch vụ logistics của khu vực.

>>> Hải Phòng: "Điểm nghẽn" giải phóng mặt bằng

>>> Hải Phòng tập trung biện pháp giữ vững vị trí top đầu PCI

Nút thắt

Hải Phòng là địa phương tiêu biểu về logistics với đầy đủ năm loại hình vận tải, kết nối thuận lợi với các địa phương khác. Theo đánh giá của Bộ Công thương, Hải Phòng có lợi thế lớn về hạ tầng cảng biển, cảng cá, kho hàng, bến bãi phục vụ sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, với 14 KCN đang hoạt động, trong đó một số KCN được xây dựng dựa trên nền tảng logistics, tăng tính kết nối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.

Tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics trên địa bàn TP Hải Phòng đạt khoảng 20-23%/năm

Tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics trên địa bàn TP Hải Phòng đạt khoảng 20-23%/năm

Phát huy lợi thế, trong những năm qua, TP Hải Phòng đã tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng cảng biển theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển vận tải biển khu vực và quốc tế; hệ thống giao thông kết nối được cải thiện, đồng bộ hơn. Đặc biệt, năm 2018 khi cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đưa vào khai thác bến số 1, số 2 đã phát huy vai trò là một cảng nước sâu, cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế và khu vực.

Cùng với đó, nhiều dự án trung tâm logistics cũng được hình thành và cấp phép đầu tư trong KCN, KKT trên địa bàn TP Hải Phòng như: trung tâm logistics kiểu mẫu do công ty TNHH KM Cargo Services Hải Phòng đầu tư, tổng vốn điều lệ 34,8 tỷ đồng, quy mô ban đầu khoảng 2ha thuộc KCN Đình Vũ; dự án trung tâm logictics ECPVN Hải Phòng 1 tại KCN DEEP C2B, với tổng vốn đầu tư là 35 triệu USD, trong đó cung cấp hệ thống kho lạnh; dự án JD Property (Vietnam) logistics Park Hai Phong 1 tại khu Phi thuế quan và khu công nghiệp Nam Đình Vũ với tổng vốn đầu tư 32 triệu USD, phục vụ hoạt động thương mại điện tử… đã mở ra cơ hội mới cho ngành dịch vụ logistics tại đây.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics đã ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động, kinh doanh

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics đã ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động, kinh doanh

Theo các chuyên gia nhận định, Hải Phòng có nhiều lợi thế để phát triển và đưa cảng biển – logistics trở thành một trong ba trụ cột kinh tế chính. Tuy nhiên, hoạt động logistics Hải Phòng còn nhiều nút thắt liên quan đến hạ tầng và công nghệ, thời gian giải quyết thủ tục hành chính…

Về điều này, ông Trần Lưu Quang – Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cũng thẳng thắn thừa nhận, hiện các ngành dịch vụ truyền thống, có lợi thế của thành phố như dịch vụ cảng biển, dịch vụ logistics đã có những bước phát triển mạnh mẽ; đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung. Tuy nhiên, phần lớn sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển khu vực Hải Phòng tiếp tục được lưu chuyển bằng đường bộ, gây áp lực lớn lên hệ thống giao thông; phương thức vận tải hàng hóa bằng đường sắt, đường thủy nội địa còn yếu; doanh nghiệp logistics trên địa bàn tuy đông về số lượng nhưng năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chiếm thị phần thấp; nhân lực logistics thiếu cả về số lượng và chất lượng,...

>>> Hải Phòng khởi công tuyến đê biển Nam Đình Vũ

Còn theo PGS.TS Đan Đức Hiệp - Chuyên gia Nghiên cứu Kinh tế độc lập, Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, địa bàn Hải Phòng hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp đăng ký cung cấp dịch vụ logistics; trong đó, chỉ có khoảng trên 100 doanh nghiệp có quy mô vừa và hoạt động tích cực trong lĩnh vực logistics.

Đang dần được khắc phục

Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị đã xác định: “Đến năm 2025, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc gia” và “đến năm 2030, TP Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao”.

Tàu vào cảng làm hàng tại Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng

Tàu vào cảng làm hàng tại Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng

Để đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn, theo ông Trần Lưu Quang, TP Hải Phòng sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực cảng biển, logistics; tăng cường thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, hình thành các chuỗi dịch vụ logistics chuyên sâu, có giá trị gia tăng cao và liên kết vùng; quy hoạch và xây dựng các khu logistics tập trung, có quy mô lớn, gắn với hệ thống cảng biển, KCN, KKT, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh. Đồng thời, đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng, giao thông trọng điểm, có tính liên kết vùng. Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng, phát triển một số cơ sở đào tạo nhân lực phục vụ lĩnh vực dịch vụ logistics.

Còn theo ông Nguyễn Tường Anh - Tổng giám đốc công ty CP Cảng Hải Phòng cho biết, để tiếp nhận những chuyến tàu đến cảng ngày một nhiều hơn, phía doanh nghiệp đã đầu tư, mở rộng về cơ sở vật chất, kỹ thuật, thêm các bãi vệ tinh xung quanh cảng; đầu tư, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc nâng cao năng suất, chất lượng xếp dỡ tại cảng khu vực Đình Vũ và Tân Vũ; có kế hoạch về chuyển đổi số, đẩy nhanh, mạnh ứng dụng cảng điện tử cho toàn bộ khu vực cảng Tân Vũ cũng như là các cảng tiếp theo của Hải Phòng…

Hải Phòng được đánh giá có lợi thế lớn về hạ tầng cảng biển, cảng cá, kho hàng, bến bãi phục vụ sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu hàng hóa

Hải Phòng được đánh giá có lợi thế lớn về hạ tầng cảng biển, cảng cá, kho hàng, bến bãi phục vụ sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu hàng hóa

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lê Mạnh Cương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hải Phòng cho biết: Hải Phòng có lợi thế về sông ngòi đi các tỉnh phía Bắc và ngược lại. Đây cũng là một lợi thế để phát triển mô hình dịch vụ logistics xanh. Trong thời gian tới, phía Hiệp hội cũng tập trung tổ chức triển khai thí điểm mô hình vận tải thuỷ bằng xà lan container phía Bắc. Với sự hỗ trợ của UBND TP Hải Phòng, Sở GTVT Hải Phòng và đặc biệt là với Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy và giảm tải cho đường bộ ùn tắc như hiện nay và cũng là xu hướng mà chúng tôi đang hướng đến là logistics xanh, vận tải xanh.

Được biết, TP Hải Phòng đang chỉ đạo xây dựng đề án phát triển dịch vụ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có dịch vụ logistics. Ngoài ra, TP Hải Phòng cũng đang nghiên cứu xây dựng đề án thành lập khu thương mại tự do, trình Trung ương, Chính phủ xem xét. Đề án này được xem là giải pháp đột phá, để có thể khai thác tốt nhất lợi thế, phát huy hết tiềm năng về logistics của Hải Phòng.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến - Tổng Giám đốc Công ty Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng cho biết, phía doanh nghiệp đã có kế hoạch đầu tư 100ha, xây dựng một trung tâm logistics tại khu vực Lạch Huyện. Trung tâm logistics này không chỉ giới hạn ở lĩnh vực dịch vụ kho, bãi, vận chuyển, dịch vụ hải quan mà còn là một trung tâm phân phối.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng: Logistics xanh – mắt xích để trở thành trung tâm logistics của khu vực tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713551911 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713551911 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10