Hải Phòng: Phát triển chiến lược cảng biển thông minh

Diendandoanhnghiep.vn Xây dựng cảng biển thông minh đã và đang được các nhà khai thác cảng toàn cầu hướng đến để cùng tồn tại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra.

>>> Hải Phòng: Tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm về khai thác thủy sản IUU

>>> Hải Phòng phải trở thành trụ cột xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Nhu cầu tất yếu

Là địa phương có vùng bờ, biển và đảo rộng lớn, nằm trong chiến lược biển của cả nước với 126km bờ biển và hơn 4.000km2 diện tích mặt biển, Hải Phòng  được biết đến là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc. Hải Phòng cũng hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành trung tâm dịch vụ logistics.

TP Hải Phòng đã xác định cảng biển – logistics là một trong 3 trụ cột phát triển kinh tế của địa phương

TP Hải Phòng đã xác định cảng biển – logistics là một trong 3 trụ cột phát triển kinh tế của địa phương

Trong định hướng phát triển, TP Hải Phòng đã xác định cảng biển – logistics là một trong 3 trụ cột phát triển kinh tế của địa phương. Do vậy, đây sẽ là lĩnh vực mà TP Hải Phòng tập trung chuyển đổi số mạnh mẽ.

Cụ thể, TP Hải Phòng sẽ hướng tới xây dựng hệ thống cảng thông minh với các nền tảng công nghệ 5G, IoT, hệ thống thông tin dữ liệu lớn quản lý về cảng biển, hậu cần cảng biển, kinh tế biển và dịch vụ logistics. Phát triển, triển khai các ứng dụng số phục vụ toàn diện hoạt động nghiệp vụ của các lực lượng ("biên phòng điện tử", "hải quan số", chữ ký số, camera an ninh,…) tại cửa khẩu cảng biển nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường tính minh bạch và giảm thời gian xử lý.

Hải Phòng đã bắt đầu ứng dụng thông tin và IoT - mạng lưới thiết bị kết nối internet trong một số khâu liên quan đến dịch vụ logistics

Hải Phòng đã bắt đầu ứng dụng thông tin và IoT - mạng lưới thiết bị kết nối internet trong một số khâu liên quan đến dịch vụ logistics

Theo PGS.TS. Đan Đức Hiệp - Chuyên gia Nghiên cứu kinh tế độc lập cho biết: “Với điều kiện nền kinh tế mở, kinh tế toàn cầu và thế giới phẳng như hiện nay thì tốc độ tăng trưởng của thương mại quốc tế, vận tải hàng hoá sẽ cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của sản xuất. Vì vậy, mà nói nói một trong những nhu cầu của vận tải và vận tải bằng đường biển đó là lợi thế nhất của các quốc gia cũng như của Việt Nam. Cho nên, việc tìm được những nơi, địa điểm, khu vực để tiếp tục phát triển cảng nước sâu hơn, quy mô hơn, hiện đại hơn là rất cần thiết đối với đất nước Việt Nam nói chung và TP Hải Phòng nói riêng. Chúng ta cũng phải hiện đại hoá hệ thống cảng, doanh nghiệp số, điện tử để tất cả các thứ đấy tự động. Nếu không sẽ bị chậm về mặt thời gian, thị trường và thiệt hại về kinh tế đối với các doanh nghiệp”.

Còn theo đại diện Công ty CP Cảng xanh VIP cho biết, đầu tư vào hạ tầng công nghệ là đầu tư không ai nhìn thấy nhưng chi phí rất cao. Cái này không chỉ quản lý nhà nước làm được mà nó cần có sự đồng hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà nước phải tạo ra một hạ tầng nền tảng, có sự đồng bộ thì các doanh nghiệp mới căn cứ vào đó để xây dựng phần mềm của mình tương tự, tương ứng; từ đó mới hoạt động được. Bởi nếu mỗi doanh nghiệp làm một kiểu, một cách, không có định hướng chung thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được tới một kho dữ liệu cơ sở cho việc tổng thể của thành phố hay cho một ngành nghề.

Để xây dựng cảng biển thông minh

Trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh, trong đó có nhiệm vụ phát triển hệ thống cảng biển.

>>> Hải Phòng: Thêm nguồn cung nhà xưởng và nhà kho cho thuê

>>> Hải Phòng: Đổi mới cách thức thu hút đầu tư nước ngoài

Tại Hải Phòng, Nghị quyết số 45 về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu tổng quát, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện mục tiêu này, Hải Phòng cần nâng cấp nền tảng công nghệ của thành phố và tận dụng tối đa các tiến bộ công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; hướng tới xây dựng và phát triển mô hình cảng biển thông minh, đô thị thông minh.

Ông Hoàng Minh Cường – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, hiện Hải Phòng đang quan tâm đổi mới tăng cường hiệu quả trong phát triển dịch vụ logistics, các vấn đề quy hoạch, thông minh hóa từng khu vực, KCN, các vấn đề hướng tới mô hình cảng biển xanh…

Hoạt động kiểm soát phương tiện ra vào tại cổng cảng thuộc cảng Tân Vũ

Hoạt động kiểm soát phương tiện ra vào thuộc cảng Tân Vũ

Được biết, trước tình trạng cạnh tranh và bùng nổ kinh tế số, cùng với thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh, các doanh nghiệp khai thác cảng biển - logistics tại Hải Phòng đã phần nào nhận thức, đẩy nhanh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động kinh doanh.

Hải Phòng đã bắt đầu ứng dụng thông tin và IoT - mạng lưới thiết bị kết nối internet trong một số khâu liên quan đến dịch vụ logistics như: thủ tục hải quan, quản lý, xếp dỡ hàng hoá tại các kho bãi, bến cảng. Nhiều doanh nghiệp khai thác trong lĩnh vực này đã ứng dụng hệ thống quản lý container (TOS), đầu tư hệ thống cổng thông minh (Smart Gate) hay ứng dụng phần mềm điện tử như e-Port nhằm tối ưu hoá trong các dây chuyền sản xuất, cung ứng sản phẩm.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Nam Dương - Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long, chi nhánh Hải Phòng cho biết: “Công ty tôi chủ yếu làm về giao hàng nguyên cũng như hạ hàng xuất tàu... Trước kia khi có tờ khai thông quan, tôi phải xuống cảng Tân Vũ để thực hiện ký giám sát và đổi lệnh tại quầy công vụ. Nhưng hiện nay khi sử dụng phầm mềm e-Port, tôi đã đăng ký tài khoản và làm thủ tục rất tiện lợi. Qua đó, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí đi lại từ công ty xuống cảng; việc thanh toán cũng tiện lợi hơn rất nhiều”.

Theo đại diện công ty CP Cảng Hải Phòng cho biết, doanh nghiệp đã ứng dụng hệ thống phần mềm Smart Gate tại khu vực cảng Tân Vũ. Việc ứng dụng hệ thống Smart Gate sẽ giúp tự động chụp và ghi nhận tình trạng của container. Hệ thống này được đầu tư cho 10 làn cổng của cảng Tân Vũ. Để triển khai hệ thống này thì công ty đã hệ thống lại quy trình Smart Gate theo quy trình mới; hiệu chỉnh phần mềm để cho khách hàng đăng ký xe và phương tiện trên hệ thống, tương tác với hệ thống e-Port hiện có của cảng.

Thực tế, mô hình cảng thông minh cũng ngày một trở nên phổ biến hơn bởi những nhà khai thác cảng trên toàn cầu, áp dụng các chiến lược tiên tiến để tồn tại trong môi trường số hoá. Vận hành mô hình cảng này sẽ tiết kiệm được cả năng lực, tài chính, thời gian và không gian. Hy vọng với sự chuyển mình mạnh mẽ để thích ứng với sự cạnh tranh của nền kinh tế hàng hải thế giới cũng như trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay sẽ là tiền đề và động lực quan trọng để Hải Phòng từng bước hiện thực hoá mô hình thành phố cảng xanh, thông minh, thành phố hàng hải toàn cầu.

 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng: Phát triển chiến lược cảng biển thông minh tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711630313 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711630313 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10