Hải Phòng sẽ kiên quyết xử lý cơ quan, đơn vị, công chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực hoặc chậm trễ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
>>>Dự thảo Quy chế của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính còn một số tồn tại
>>>Sơn La: Cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng vừa có văn bản chỉ đạo các sở ngành, quận huyện trên địa bàn thành phố thực hiện Chỉ thị 27 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Tùng yêu cầu các sở ngành, quận huyện tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công. Hải Phòng sẽ kiên quyết xử lý cơ quan, đơn vị, công chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực hoặc chậm trễ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Đồng thời yêu cầu các sở ngành, quận huyện, tập trung chỉ đạo rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính, quy định không cần thiết làm phát sinh chí phí tuân thủ, nhất là của người dân, doanh nghiệp tại các văn bản quy phạm pháp luật. Nâng cao năng lực thực thi công vụ các cấp, tăng cường kiểm tra giám sát, đôn đốc trong giải quyết thủ tục hành chính để giảm tầng nấc trung gian, chấm dứt tình trạng kéo dài thời gian giải quyết qua nhiều cơ quan, đơn vị.
Theo dõi sát, kịp thời nắm bắt và xử lý dứt điểm những vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, không để tình trạng kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm gây tốn kém chi phí, thời gian thực hiện thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp.
Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai, minh bạch đầy đủ thủ tục hành chính theo quy định, 100% hồ sơ thủ tục hành chính của sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường, thị trấn và các đơn vị phải được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính và phải liên thông đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia để người dân, doanh nghiệp theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện.
Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định 45, gắn việc số hóa với thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
>>>Thái Bình: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để doanh nghiệp phát triển
>>>Bình Dương: Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng yêu cầu các quận huyện chỉ đạo các xã phường, thị trấn tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công. Thực hiện nghiêm báo cáo giải trình của người đứng đầu, xin lỗi người dân, doanh nghiệp và kịp thời khắc phục với trường hợp để xảy ra quá hạn, tiêu cực trong giải quyết hồ sơ, thủ tục.
Thanh kiểm tra, kiên quyết xử lý các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, yêu cầu điều kiện trái quy định hoặc nhiều lần để xảy ra tình trạng chậm trễ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để nâng cao chất lượng phục vụ.
Định kỳ công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và danh sách cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm trễ để xem xét, đánh giá, xếp loại chất lượng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Thực hiện nghiêm công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, nhất là nhóm thủ tục hành chính, dịch vụ công liên thông. Trong đó, các sở ban ngành khẩn trương rà soát, hoàn thành việc công bố quy trình nội bộ xác định rõ thời hạn, trách nhiệm giải quyết từng bước, giai đoạn với các thủ tục hành chính liên thông trước tháng 12/2023.
Thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị. Người đứng đầu thường xuyên tổ chức đối thoại với người dân, doanh nghiệp. Chấm dứt tình trạng không trả lời hoặc trả lời chung chung, không cụ thể, không rõ ràng, dứt khoát, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Ông Nguyễn Văn Tùng cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung xử lý dứt điểm các “điểm nghẽn” trong thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin, số hóa dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến và an toàn, an ninh mạng.
Trước đó, UBND TP Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch 282/KH-UBND thực hiện khảo sát, lấy ý kiến của người dân và tổ chức để đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố.
Đối tượng đánh giá là 20 Sở, ngành thuộc UBND thành phố và 15 UBND quận, huyện. Đối tượng lấy ý kiến là, công dân ở độ tuổi đủ 18 trở lên và cá nhân, người đại diện cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (bao gồm cả các hiệp hội doanh nghiệp) đến làm việc hoặc có thực hiện giao dịch thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã và đã nhận kết quả tính từ 1/1/2023 đến thời điểm khảo sát năm 2023. Và cá nhân, người đại diện cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (bao gồm cả các Hiệp hội doanh nghiệp) đến làm việc hoặc có thực hiện giao dịch thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa các Sở, ban, ngành và đã nhận kết quả tính từ 1/1/2023 đến thời điểm khảo sát năm 2023.
Có thể bạn quan tâm
Dự thảo Quy chế của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính còn một số tồn tại
03:00, 18/11/2023
Sơn La: Cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư
19:44, 08/11/2023
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ: Số hoá cải cách thủ tục hành chính
10:03, 25/10/2023
Thái Bình: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để doanh nghiệp phát triển
01:34, 04/09/2023