Hàng không... “đi trước một bước”

MINH CHÂU 18/02/2022 04:00

Việt Nam đã có thời gian chuẩn bị dài và tôi tin rằng, các hãng hàng không của Việt Nam sẽ thành công khi thị trường được mở rộng.

>>Sớm khôi phục đường bay quốc tế "cứu" doanh nghiệp hàng không và du lịch

Trao đổi với DĐDN, ông Đinh Việt Sơn - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chậm nhất trước ngày 30/3 phải mở lại du lịch quốc tế, mà muốn mở lại du lịch quốc tế thì hàng không phải đi trước một bước.

Ông Sơn cho biết, việc khôi phục lại các đường bay quốc tế như trước dịch là nhiệm vụ cấp bách được Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đã xây dựng lộ trình, bắt đầu thí điểm mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế từ 1/1/2022. Qua quá trình thực hiện, Cục Hàng không thấy đã đến thời điểm chín muồi để thực hiện mở cửa lại hàng không quốc tế bình thường.

- Thực tế cho thấy lượng khách tăng cao khiến cho tình trạng quá tải các chuyến bay đã xảy ra dù chưa có lượng khách quốc tế dự kiến, Cục đã có giải pháp cho hiện tượng này, thưa ông?

Số liệu 118.000 khách chúng ta thực hiện bay trong 1 tháng qua, Cục Hàng không ghi nhận chủ yếu là khách bay thương mại, tức là khách đi làm kinh tế, công vụ và đặc biệt là khách hồi hương. Vì trong thời gian vừa qua chúng ta chưa thu hút được khách du lịch.

Thực tế nhu cầu đi lại của người dân đã có sức tăng đột biến, vượt dự báo, tại một số thời điểm đã có hiện tượng ùn tắc do quá tải, đặc biệt tại Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết bất thường ảnh hưởng tới việc cất hạ cánh vào một số thời điểm trong Tết tại các cảng hàng không phía Bắc như Vinh (tỉnh Nghệ An), Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa), Nội Bài (Hà Nội) đã gây gián đoạn hoạt động, điều chỉnh lịch bay, ảnh hưởng không nhỏ tới việc đi lại của hành khách và hoạt động của cả dây chuyền hàng không. Cục HKVN cùng các đơn vị trong ngành gồm cảng hàng không, quản lý bay, các hãng hàng không, cảng vụ hàng không đã làm việc xuyên Tết để liên tục đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn chung.

Tuy nhiên, xét về tổng thể, chúng ta có thể thấy đây là tín hiệu đáng mừng của ngành hàng không nói riêng và của cả nước nói chung.

Để có được kết quả này, các đơn vị ngành hàng không từ cơ quan quản lý Nhà nước tới doanh nghiệp, đặc biệt là các hãng hàng không Việt Nam, các cảng hàng không, cơ quan quản lý bay đã có sự chuẩn bị sẵn sàng từ giữa năm 2021 để có thể khai thác trở lại từng bước trong giai đoạn Quý IV/2021, ban đầu là thị trường nội địa và tiếp theo là thị trường quốc tế.

>>Hàng không Việt Nam năm 2022: Ánh sáng nơi cuối đường hầm

fg

Việt Nam đã tham gia 9/13 dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không, nằm trong số những nước cam kết nhiều nhất, đi đầu trong vấn đề mở cửa các dịch vụ.

- Chúng ta đã nói đến việc “mở cửa bầu trời” trong lộ trình bình thường hóa, nhưng từ 2015 các nước ASEAN đã cùng thống nhất chủ trương mở cửa bầu trời. Đây được coi là định hướng dài hơi của Việt Nam và hiện nay đã được triển khai ra sao, thưa ông?

Từ năm 2015, các nước ASEAN đã quyết định thành lập thị trường hàng không chung.

Mở cửa bầu trời là vấn đề quan trọng, quyết định nhất trong xây dựng thị trường hàng không chung ASEAN. Trong chiến lược mở cửa bầu trời của ASEAN, trước hết là tự do hóa không hạn chế các quyền vận chuyển từ tần suất, tải cung ứng, loại máy bay đối với thương quyền 3, thương quyền 4, thương quyền 5 (cho phép vận chuyển hàng không giữa các nước và đi đến nước thứ ba). Hiện nay, các thương quyền này đã được tự do hóa hoàn toàn trong các nước ASEAN. Vấn đề thứ hai là tự do hóa các dịch vụ phục vụ cho vận tải hàng không. ASEAN đã ký 10 gói cam kết và 10 nghị định thư liên quan đến các gói cam kết này để điều chỉnh về dịch vụ vận tải, các phân khúc dịch vụ; đồng thời, thống nhất có 13 dịch vụ hỗ trợ vận tải. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 9/13 dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không, nằm trong số những nước cam kết nhiều nhất, đi đầu trong vấn đề mở cửa các dịch vụ.

- Các nội dung về hợp tác hàng không mới được ký kết sẽ tạo cơ hội và thách thức gì cho các hãng hàng không Việt Nam, thưa ông?

Việc ký kết các nghị định thư này tạo ra cơ hội rất lớn.

Đối với dịch vụ hỗ trợ vận tải, các nước ASEAN có thể mở rộng thị trường ra toàn khối. Như vậy, sẽ có thêm nhà cung cấp dịch vụ và từ đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành. Điều này cũng sẽ tạo thuận lợi cho hành khách cũng như các nhà cung ứng hàng hóa trong giao thương giữa các nước ASEAN với nhau.

- Ông có thể phân tích rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu của hàng không Việt Nam khi phải cạnh tranh trên các thị trường này?

Việt Nam đã có thời gian chuẩn bị dài và tôi tin rằng, các hãng hàng không của Việt Nam sẽ thành công khi thị trường được mở rộng.

Với tín hiệu tích cực này, hàng không Việt Nam sẽ là “bệ phóng” để du lịch “cất cánh” trong thời gian tới.

- Xin cảm ơn ông.

Có thể bạn quan tâm

  • Sớm khôi phục đường bay quốc tế

    Sớm khôi phục đường bay quốc tế "cứu" doanh nghiệp hàng không và du lịch

    16:52, 13/02/2022

  • Hàng không giá rẻ Mỹ muốn

    Hàng không giá rẻ Mỹ muốn "mượn gió" để vươn xa

    03:08, 10/02/2022

  • Hàng không Việt Nam năm 2022: Ánh sáng nơi cuối đường hầm

    Hàng không Việt Nam năm 2022: Ánh sáng nơi cuối đường hầm

    02:49, 02/02/2022

  • Vận tải hàng không nỗ lực phục hồi sau “bão dịch”

    Vận tải hàng không nỗ lực phục hồi sau “bão dịch”

    03:30, 30/01/2022

  • Ngân hàng không nghỉ Tết

    Ngân hàng không nghỉ Tết

    08:00, 24/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hàng không... “đi trước một bước”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO