Nhiều người dân đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chỗ ở, sống trong những căn nhà chật chội tại Hà Nội và TP.HCM thì hàng ngàn căn hộ tái định cư lại đang bị bỏ hoang gây lãng phí trầm trọng.
>>Hà Nội chốt thời gian phá dỡ homestay 'xẻ thịt' đất rừng Sóc Sơn
14.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang
Hiện nay, tại Hà Nội đã xuất hiện 9 dự án chung cư với khoảng 4.000 căn hộ bị bỏ hoang. Đáng chú ý, các dự án tái định cư đã có dân cư chuyển về ở, nhưng diện tích tầng 1 của những dự án này với tổng diện tích khoảng 33.000 m2, vẫn tiếp tục bị bỏ trống suốt nhiều năm, không có đơn vị nào thuê hoặc sử dụng thương mại.
Một số dự án như ba tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5 tại Khu đô thị Sài Đồng (Q.Long Biên) đã xây dựng từ năm 2006 vẫn không được đưa vào sử dụng, dù có hạ tầng giao thông đồng bộ. Các khối nhà tái định cư khác trên trục đường Lý Sơn (phường Thượng Thanh) cũng gặp vấn đề xuống cấp do không được sử dụng.
Theo tìm hiểu, dự án tại Khu đô thị Sài Đồng được triển khai từ khi Q.Long Biên vẫn chưa được thành lập, do vậy việc bồi thường giai đoạn này phải chuyển tiếp từ huyện lên quận. Điều này đã tạo ra sự không thống nhất giữa chủ đầu tư và người dân tham gia dự án.
Ông Bùi Dương - Phó chánh văn phòng UBND quận Long Biên lý giải nguyên nhân nhiều người dân chưa chịu về ở khiến các dự án bị bỏ hoang là do các hộ dân không đồng thuận với việc di dời lên nhà chung cư, họ thay đổi quyết định và muốn đổi sang nhà đất.
Tại khu vực Quận Hoàng Mai, có tổng cộng 4 dự án với ngân sách xây dựng gần 2.000 tỷ đồng, trong số đó, một dự án đã đầu tư lớn nhất với gần 800 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều dự án tái định cư dù có dân cư đã về ở nhưng khu vực tầng 1 thuộc các dự án này vẫn bị bỏ trống nhiều năm.
Theo ghi nhận, tình trạng bỏ hoang còn ra tại nhiều khu nhà tái định cư ở các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, gây lãng phí tài nguyên và nguồn lực của xã hội.
Tại TP.HCM, hiện có tới gần 10.000 chung cư tái định cư bỏ hoang. Trong đó, tại TP.Thủ Đức có hơn 3.790 căn hộ tái định cư ở KĐT mới Thủ Thiêm đã nhiều năm mà vẫn không có người ở. Đây là các căn hộ tái định cư thuộc khu 38,4 ha), nằm trong chương trình 12.500 căn hộ tái định cư Thủ Thiêm đã được hoàn thành từ năm 2015. Tình trạng không có người ở trong những khu căn hộ này đã dẫn đến việc cơ sở hạ tầng tại đây đang xuống cấp nhanh chóng.
>>Bất chấp xung đột địa chính trị, bất động sản công nghiệp vẫn tích cực
Sau thời gian dài bị bỏ hoang và xuống cấp, mỗi năm TP.HCM đã phải dành khoảng 70 tỷ đồng để bảo trì và thuê người quản lý khu căn hộ tái định cư. Trong vòng 9 năm qua, do không có cư dân về ở, khu căn hộ tái định cư đã được đưa ra đấu giá một phần nhưng gần như không có người mua. Sau ba lần đấu giá không thành công, hàng ngàn căn hộ tái định cư này hiện vẫn đang chờ đợi cuộc đấu giá lần thứ tư.
Giải pháp cho nhà tái định cư
Để ngăn chặn tình trạng lãng phí đối với nhà tái định cư, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo rằng dự án tái định cư có thể đáp ứng nhu cầu thực tế của cộng đồng người dân.
Ngoài việc xây dựng căn hộ tái định cư, cần kết nối chặt chẽ với các chính sách an sinh xã hội như đào tạo nghề, tạo cơ hội việc làm tốt hơn, hoặc khôi phục thu nhập, từ đó đóng góp vào việc cải thiện chất lượng sống cho người dân sau khi di dời.
Theo ông Đặng Quốc Khánh - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong việc thực hiện bồi thường và tái định cư, cần chú trọng đến cuộc sống của người dân sau khi đã di dời.
Việc này cần đảm bảo rằng nơi ở sau tái định cư sẽ cung cấp đầy đủ hoặc cải thiện hơn so với nơi cư trú cũ về cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật, đồng thời đảm bảo mức sống của người dân không giảm sút. Tuy nhiên, điều này cũng cần gắn liền với yếu tố văn hóa và cộng đồng.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị rằng, những căn nhà tái định cư chưa được sử dụng có thể tạm thời cho người dân thuê với mục đích ở hoặc làm văn phòng. Tiền thuê có thể được sử dụng để bảo trì, tu sửa cho những căn nhà này.
Bên cạnh đó, có thể đề xuất bán những căn nhà này với giá phải chăng cho những người có thu nhập thấp, nhằm giúp ổn định cuộc sống và loại bỏ dần những khu trọ kém chất lượng và các khu nhà tập thể xuống cấp.
Có thể bạn quan tâm
Bất chấp xung đột địa chính trị, bất động sản công nghiệp vẫn tích cực
03:40, 19/08/2023
Vinhomes vào TOP 20 thương hiệu bất động sản giá trị nhất thế giới
12:37, 17/08/2023
Thị trường bất động sản sôi động tháng “Lễ Vu Lan”
04:00, 17/08/2023
"Đòn bẩy" vực dậy thanh khoản bất động sản
14:38, 16/08/2023
“Cơ hội vàng” cho nhà đầu tư bất động sản Việt tại Úc
15:52, 14/08/2023