Hãy cứ khát khao...

Diendandoanhnghiep.vn Mỗi lần mình gặp khó khăn, thử thách, tôi lại tự nhắc bản thân bằng câu nói của Steve Jobs "Stay Hungry, Stay Foolish!" (tạm dịch "hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ" - PV).

Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hoàng Ngân (Tracy Nguyen) - Giám đốc điều hành UpBe khi chia sẻ về việc lựa chọn kinh doanh dòng sản phẩm rất "ngách".

Không những vậy, Hoàng Ngân chia sẻ, các sản phẩm “xanh” đang ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng hơn trong nhiều lĩnh vực, không chỉ đơn thuần là hữu cơ hay thuận tự nhiên mà còn thể hiện trong trách nhiệm xã hội với cộng đồng địa phương và văn hóa bản địa.

CƠ DUYÊN...

- Hoàng Ngân và Upbe đang theo đuổi sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường từ những nguyên liệu phế phẩm công nghiệp ngành dừa, vậy câu chuyện chị muốn kể ở đây là gì?

Dừa là một loại cây thần kì mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho các quốc gia nhiệt đới nói chung và Việt Nam mình nói riêng. Ngọn dừa làm gỏi (tiếng miền Bắc là nộm) giòn ngọt nhiều chất dinh dưỡng, lá dừa lợp mái nhà/ xưởng, thân cây dừa lấy gỗ - gỗ có màu sắc bắt mắt với màu hồng đỏ và các thớ gỗ màu đỏ mun đậm tạo thành hoa văn đặc sắc mà không lẫn được với loại gỗ khác, trái dừa lấy nước uống tươi bổ sung khoáng chất rất tốt cho sức khỏe, cơm dừa để chế tạo dầu dừa, sữa dừa…

- Câu hỏi đặt ra, vậy gáo dừa và lớp xơ trái dừa sau khi lấy nước và cơm dừa, sẽ thải đi đâu? Giải quyết chúng như thế nào?

Dòng sản phẩm ăn uống (Coconut ultensils) - một trong 2 dòng sản phẩm chủ lực của Upbe.

Dòng sản phẩm ăn uống (Coconut ultensils) - một trong 2 dòng sản phẩm chủ lực của Upbe.

Trước đây, người ta quăng ra một chỗ và cứ để kệ nó tự phân hủy dần, gây ô nhiễ m không khí và là nguyên nhân tiềm ẩn bệnh sốt xuất huyết mỗi năm.

UpBe giúp tăng giá trị các nguyên liệu tưởng là phế phẩm này bằng cách thiết kế chúng thành những sản phẩm mới có tính ứng dụng cao, và xuất khẩu đến khách hàng quốc tế cần. Ví dụ: chén, ly từ gáo dừa, thảm từ chỉ xơ dừa, than hoạt tính lọc nước, lọc không khí từ gáo dừa…

- Và đó là lý do chị chọn dừa?

Thật ra nó còn là "duyên" nữa. Trong một lần tham dự một hội chợ triển lãm sản phẩm Châu Á tại Singapore cuối 2017, tôi có gặp một đối tác người Pháp đang tìm kiếm mặt hàng coconnut eco-friendly products (sản phẩm thân thiện môi trường từ dừa) để phân phối ở Châu Âu. Lúc đó, tôi còn đang xuất khẩu sản phẩm thực phẩm, không liên quan tới ngành dừa. Tuy nhiên, tôi nghĩ Việt Nam có nhiều dừa lắm, tại sao không kết nối giúp đối tác. Trong khi, các quốc gia khác như Thái, Indonexia, Philipin thì đã khá nổi tiếng về dừa. Trở về Việt Nam cùng đối tác, chúng tôi đi khảo sát hầu hết các cơ sở sản xuất dừa ở Bến Tre, Trà Vinh, Bình Định.

Đối tác rất vui và hài lòng với những gì được tận mắt thấy. Tuy nhiên, thời điểm đó 2018, tôi chưa thành lập công ty xuất khẩu, nên đã nhờ công ty của một người bạn đứng pháp nhân xuất khẩu và chia lại phần trăm cho họ, cũng như phụ phần phí đóng thuế thu nhập doanh nghiệp công ty họ. Tôi quyết định thành lập công ty và xây dựng thương hiệu UpBe dưới sự ủng hộ của đối tác trong nước và khách hàng quốc tế, đầu năm 2019.
"Kinh doanh bền vững dựa trên uy tín và sự tin tưởng của đối tác và khách hàng" - Lấy những yếu tố này làm kim chỉ nam, UpBe đã nhanh chóng kí được những đơn hàng xuất khẩu tốt và mở rộng thị trường xuất khẩu đến đa dạng các quốc gia trên thế giới hơn.

- Và con đường kinh doanh thì khó có thể "trải hoa hồng", đặc biệt là kinh doanh những sản phẩm nông sản được coi là phế liệu, thưa chị?

Chậu cây (Coconut in Garden & Home Deco) - Dòng sản phẩm dành cho vườn nhà của Upbe.

Chậu cây (Coconut in Garden & Home Deco) - Dòng sản phẩm dành cho vườn nhà của Upbe.

Nếu chỉ tính tới yếu tố lợi nhuận trước mắt hay chọn công việc đơn giản nhẹ nhàng thì việc kinh doanh bền vững những sản phẩm thân thiện môi trường không dành cho tôi.

Một người bạn của tôi - giám đốc cty bao bì ở HCM từng nói “em cứ tiếp tục xuất khẩu thực phẩm chị thấy ngon lành hơn đó Tracy” vì chị ấy thấy được việc đầu tư và cam kết của mình đối với UpBe là một con đường bền bỉ dài lâu. Tôi đã dời Sài Gòn xuống sống ở Bến Tre để được gần gũi với cây dừa hơn.

- Sản xuất đã khó nhưng để sản phẩm thực sự có chỗ đứng trên thị trường không phải việc đơn giản, thưa chị?

Tôi đồng ý với ý kiến này. Thị trường Việt Nam hiện tại, sản phẩm dừa thay thế nhựa còn khá xa lạ với đa số, vì chúng ta chưa có sự quan tâm nhiều với môi trường. Tuy nhiên, các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển họ đã nghiên cứu và kết luận con người phải sống nương nhờ môi trường, và không thể tách biệt được, dù giàu hay nghèo có học vấn hay mù chữ.

Vậy nên, UpBe tiếp tục chinh phục thị trường quốc tế với kế hoạch 5 năm, thị trường Việt Nam sẽ là một thị trường rộng mở về sau này.

- Nếu được miêu tả về sản phẩm của mình, thì đâu là những yếu tố chị tâm đắc nhất?

Uy tín - giá trị bền vững

- Vậy sản phẩm của Upbe đã tới những thị trường nào?

Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Cyprus, Mỹ, Canada, Úc.

VÀ SỰ LỰA CHỌN...

- Làm sao Upbe có thể chinh phục những khách hàng có tiếng khó tính như vậy?

Uy tín và không ngừng học hỏi. Tôi có một khách hàng Châu Âu, và hiện tại cũng là một người bạn, anh ấy hay nói “tôi thấy người Việt các bạn hình như không ngủ, cũng không nghỉ. Vì bất kể lúc nào tôi nhắn tin bạn cũng sẵn sàng trả lời rất chi tiết và hữu ích”. Tôi rất vui mỗi khi nghe được những lời phản hồi như thế, vì mình luôn kinh doanh và nghĩ về hình ảnh của dân tộc Việt.

- Với một dự án startup trong lĩnh vực khá ngách, yếu tố nào sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công?

Với UpBe thành công là khi chúng tôi đưa được hàng hóa Việt đi ra hơn, rộng hơn mỗi ngày. Những khách hàng trân trọng sản phẩm và câu chuyện của chúng tôi. Đó là thành công mang giá trị cao quý nhất ở hiện tại.

- Covid-19 có ảnh hưởng tới Upbe?

Khởi nghiệp từ năm 25 tuổi, tôi gặp nhiều khó khăn chứ, có những cái khó cũng "ngây ngô, ngớ ngẩn" như cái tuổi lúc đó. Mỗi lần gặp khó khăn, thử thách, lại tự nhắc bản thân Stay Hungry. Stay Foolish_Steve Jobs (tạm dịch hãy cứ khát khao hãy cứ dại khờ). Và bên cạnh đó phải cảm ơn gia đình, đội ngũ đồng nghiệp, đối tác, khách hàng luôn luôn hỗ trợ UpBe.

Covid là vấn đề với nhiều ngành nghề, trong đó có ngành xuất khẩu của UpBe. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, con người và môi trường đều có cơ hội sống chậm lại một chút để nhìn mọi thứ vận hành, rút ra bài học, lựa chọn sản phẩm tốt cho bản thân và cả tốt cho môi trường nữa. Minh chứng là từ đầu năm 2021 tới nay, UpBe đã có lại những đơn hàng từ các khách cũ và khách hàng mới cũng chuyển hướng/ mở mộng sản phẩm xanh nhiều hơn, thay vì chỉ phân phối những mặt hàng đã phổ biến trước đây.

- Và với Upbe, chị muốn mang thông điệp gì ra thế giới?

Với ước mong được là đại sứ xanh giới thiệu một Việt Nam hạnh phúc và tài giỏi đến gần hơn với Thế giới, thông qua từng dịch vụ, từng sản phẩm của UpBe. Mặc dù mới khai sinh đầu năm 2019, UpBe đã không ngừng xuất khẩu sản phẩm dừa đến nhiều quốc gia phát triển, như Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Cyprus, Mỹ, Canada, Úc, và chúng tôi sẽ còn lan tỏa nét đẹp Việt đi xa hơn, rộng hơn đến quốc tế.

- Sau dừa sẽ là sản phẩm gì tiếp theo? Chị kỳ vọng gì ở thị trường sản phẩm có yếu tố văn hóa truyền thống của Việt Nam?

Hiện tại UpBe thường có những chương trình tặng kèm sản phẩm dừa là sản phẩm chất liệu cói, chiếu, lục bình… cho những đơn hàng lớn. Trong tương lai, UpBe mong muốn được nhìn thấy những chiếc giỏ đan xinh xắn thân thiện môi trường, không chỉ được các bà các mẹ Việt xách đi chợ mà còn được mọi người trên thế giới cùng biết đến và cùng sử dụng hàng ngày.

- Phương châm kinh doanh mà chị tâm đắc nhất là gì?

”Cùng kết nối, cùng phát triển”.

- Xin cảm ơn chị và chúc cho UpBe lan toả, kết nối và ngày một phát triển.

- Ngoài kinh doanh, thời gian rảnh chị thường làm gì?

Lập nghiệp tự thân là một thử thách thật sự thú vị. Tôi đã từng bị trầm cảm trong thời gian đầu kinh doanh, đã từng phải gặp chuyên gia tâm lý để hỗ trợ. Cảm ơn chuyên gia tâm lý và khóa học thiền tuệ của thầy Ngô Minh Duy rất nhiều, đã giúp mình hiểu bản thân hơn. Sau này, ngoài thời gian cho sự nghiệp, tôi dành thời gian nhiều hơn cho bản thân như rèn luyện sức khỏe với môn võ Vovinam, khám phá bản thân qua âm nhạc, hội họa, dành thời gian cùng gia đình và gặp gỡ kết nối bạn bè, tham gia các chương trình từ thiện (hiện tại là Little Free Books Thư Viện Sách Miễn Phí do UpBe tổ chức).

- Được biết chị rất thích chơi Piano, chị tìm thấy gì sau mỗi bản nhạc mình chơi?

Khi chơi đàn Piano nếu ta lỡ bấm sai một nốt, chúng ta phải đánh tiếp, chơi tiếp và cứ thế tiếp tục đến khi kết thúc bản nhạc. Tuyệt đối không dừng lại, cũng không quay lại chơi từ đầu vì như thế sẽ phá hỏng bản hòa nhạc chỉ vì một lỗi nhỏ. Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, ai cũng sẽ có khi mắc lỗi, gặp vấn đề. Hãy hiểu nó, chấp nhận và học từ lỗi lầm ấy. Và rồi mỗi chúng ta sẽ đều đánh được một bản nhạc cuộc đời mình, có thể không hoàn hảo nhất từ đầu đến cuối, nhưng ít nhất nó là của riêng ta và ta tạo ra nó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hãy cứ khát khao... tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711621940 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711621940 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10