"Hiểm họa" đằng sau chiến tranh thương mại Mỹ- Trung

Việt Nga 15/10/2018 04:20

Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, nếu Mỹ và Trung Quốc không nỗ lực đàm phán để giải quyết xung đột thương mại hiện nay, thì rất dễ dẫn tới những đối đầu về quân sự.

Tưởng chừng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ giảm nhiệt sau chuyến thăm chớp nhoáng của Ngoại trưởng Mỹ - ông Mike Pompeo tới Bắc Kinh mới đây. Thế nhưng, cuộc gặp giữa ngoại trưởng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, thay vì những nụ cười và cái bắt tay thân thiện, thì đã trở thành một dịp để hai bên đưa ra các cáo buộc lẫn nhau.

Quan hệ Washington - Bắc Kinh có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn. Ảnh: AP.

Quan hệ Washington - Bắc Kinh có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn. Ảnh: AP.

Ngay sau chuyến thăm của ông Pompeo, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc - ông Zhong Shan cảnh báo: "Trung Quốc đã nhiều lần bị nước ngoài bắt nạt, nhưng Trung Quốc không bao giờ chịu thua ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất". 

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến tranh thương mại (Kỳ cuối): Tìm “bãi đáp” ở đâu?

    Chiến tranh thương mại (Kỳ cuối): Tìm “bãi đáp” ở đâu?

    04:37, 05/10/2018

  • Chiến tranh thương mại (Kỳ I): Cái sảy có nảy cái ung?

    Chiến tranh thương mại (Kỳ I): Cái sảy có nảy cái ung?

    11:06, 04/10/2018

  • Sản xuất của Trung Quốc

    Sản xuất của Trung Quốc "điêu đứng" vì chiến tranh thương mại

    04:30, 01/10/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung và cơ hội cho đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam

    Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung và cơ hội cho đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam

    06:00, 28/09/2018

  • Chứng khoán toàn cầu lại “lao đao” vì chiến tranh thương mại Mỹ- Trung

    Chứng khoán toàn cầu lại “lao đao” vì chiến tranh thương mại Mỹ- Trung

    15:01, 25/09/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và “ván bài lật ngửa”

    Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và “ván bài lật ngửa”

    16:27, 24/09/2018

Về phía Mỹ, chính sách cứng rắn của Tổng thống Trump về những vấn đề với Trung Quốc nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều phía. Nhiều người tin rằng lập trường không thỏa hiệp và gây thiệt hại nặng về kinh tế của ông chủ Nhà Trắng là cách duy nhất buộc Trung Quốc thay đổi chính sách thương mại hiện nay của mình. Các quan chức Nhà Trắng còn cho rằng sức mạnh hiện nay của nền kinh tế Mỹ sẽ giúp Washington có cơ hội đưa ra yêu sách rắn hơn trên bàn đàm phán với Bắc Kinh.

Nhiều nhà quan sát lo ngại rằng, nếu căng thẳng thương mại Mỹ- Trung tiếp tục leo thang mà 2 bên không tìm kiếm được giải pháp tháo gỡ nào, rất có thể sẽ dẫn tới các đụng độ quân sự ở cấp độ nhỏ. Bởi nếu không còn tận dụng các lợi ích thương mại của nhau, thì Washington và Bắc Kinh không dễ dàng kiềm chế trong việc đối đầu quân sự. Những sự việc như vụ va chạm gần đây giữa tàu khu trục Mỹ Decatur và tàu chiến Trung Quốc vào ngày 30/9 vừa qua có thể trở nên thường xuyên và nguy hiểm hơn khi cả hai bên sẽ có động cơ để làm suy yếu lợi ích an ninh của nhau.

Mỹ có thể sẽ tăng cường các nỗ lực kiểm soát hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông thông qua việc gia tăng tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực này. Bên cạnh đó, Mỹ được cho là sẽ có các động thái hỗ trợ ngoại giao và quân sự cho Đài Loan. Điều này sẽ chạm vào “dây thần kinh nhạy cảm” nhất của Bắc Kinh. Để trả đũa, Trung Quốc có thể sẽ tăng cường hỗ trợ cho Triều Tiên và ngăn cản nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo này của Nhà Trắng, hay hỗ trợ cho Iran – vốn là một kẻ thù khác của Mỹ...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Hiểm họa" đằng sau chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO