Hỗ trợ tuổi trẻ khởi nghiệp làm giàu

Theo Nhân dân 18/11/2022 09:29

Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh An Giang trực thuộc Tỉnh đoàn An Giang đã trở thành điểm tựa, giúp các bạn trẻ tự tin hơn trên con đường khởi nghiệp.

>>Ninh Bình: Thúc đẩy hoạt động đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp

Trao thưởng cho các bạn trẻ đoạt giải cuộc thi ý tưởng sáng tạo năm 2022.

Trao thưởng cho các bạn trẻ đoạt giải cuộc thi ý tưởng sáng tạo năm 2022.

Từ năm 2017, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh đi vào hoạt động và một trong những hoạt động chính là cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh An Giang” giúp các bạn trẻ mạnh dạn, đưa ra nhiều ý tưởng đột phá trong kinh doanh, có cơ hội thử sức với các sân chơi lớn ở địa phương và toàn quốc.

Giám đốc Trung tâm Trương Thanh Thúy cho biết: Đến thời điểm này, trung tâm đã hỗ trợ hơn 64 dự án khởi nghiệp, với nguồn giải ngân hơn 3,5 tỷ đồng. Các dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, sản xuất dịch vụ; trong đó, chiếm số lượng nhiều vẫn là các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2021, dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng trung tâm đã hỗ trợ vốn 10 dự án, giải ngân hơn 600 triệu đồng. Tiếp nối tinh thần đó, đầu năm 2022, trung tâm hỗ trợ 6 dự án với số tiền khoảng 700 triệu đồng. Hầu hết, các dự án được hỗ trợ đều đạt hiệu quả khá tốt; một số dự án phát triển mạnh, không tái vay vốn của trung tâm, đó là những tín hiệu đáng mừng.

Mới đây, Tỉnh đoàn An Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh và trung tâm tổ chức lễ bế mạc và trao một giải nhất cho dự án Ứng dụng kháng sinh thảo dược trong chăn nuôi gia súc, gia cầm của nhóm tác giả Nguyễn Bá Vinh ngụ thành phố Châu Đốc; hai giải nhì, hai giải ba, năm giải khuyến khích cho cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh An Giang lần thứ 6 năm 2022. Năm 2022, đã có 66 dự án, ý tưởng khởi nghiệp từ các đoàn viên, thanh niên ở các địa phương với đa dạng lĩnh vực, như: Nông nghiệp, thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp... và có 20 dự án lọt vào vòng chung kết.

>>Quảng Ninh: Ưu tiên hỗ trợ khởi nghiệp do phụ nữ làm chủ

Tại An Giang có hàng trăm mô hình khởi nghiệp, mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm với các sản phẩm đa dạng, cụ thể như: Trồng cây xạ đen chế biến làm trà của chị Quách Yến Phượng; chế biến trái chúc làm tinh dầu của chị Châu Hải Yến; trồng nấm rơm bằng nguyên liệu bông vải trong nhà kín của anh Nguyễn Nhựt Trường; trồng và chế biến cây atiso đỏ của anh Đặng Hoài Linh Mô; trồng nấm bào ngư; làm bánh phồng; dự án trồng nấm rơm ứng dụng công nghệ 4.0... Các bạn trẻ chia sẻ: Đến với cuộc thi dù đạt giải hay không cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có cơ hội trải nghiệm để từ đó hoàn thiện bản thân hơn.

Điều các bạn phấn khởi là các sản phẩm dự thi đều được trung tâm động viên, chia sẻ, khuyến khích để từ đó đã mạnh dạn đầu tư, phát triển. Được trung tâm hỗ trợ 60 triệu đồng cho dự án Ươm nuôi và kinh doanh cá 7 mầu Guppy công nghệ mới, anh Nguyễn Thứ Lễ, ở TP Long Xuyên xây hơn 500 bể để ép và nuôi cá trên diện tích 250m2 với hơn 10 loại giống cá bảy mầu có xuất xứ từ Malaysia, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc. Anh Lễ cho biết, cá bảy mầu đẹp và nhiều mầu sắc, rất được người chơi cá cảnh ưa chuộng, cá mắn đẻ cho nên có nguồn cá bán quanh năm nhưng chăm sóc, nuôi chúng rất cực, nếu không có bí quyết riêng khó nuôi cá thành công. Mỗi tháng, anh Lễ xuất hơn 1.000 cặp cá trong và ngoài tỉnh, đem lại thu nhập bình quân từ 20 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng.

Chị Trần Thị Kim Ngân, ngụ thị xã Tân Châu với dự án Mắm chao cá mè Vinh đã được trung tâm hỗ trợ 80 triệu đồng. Từ nguồn trợ lực này chị Kim Ngân mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ vào sản xuất và phát triển nghề truyền thống đã gần mai một của gia đình, đưa sản phẩm trở thành một mặt hàng quan trọng chương trình OCOP tại địa phương. Năm 2019, chị Trần Thị Trúc Ly, ngụ ấp Thượng 3, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân cũng được trung tâm cho vay 50 triệu đồng lãi suất thấp và trả chậm trong 2 năm để mở rộng nghề làm bánh phồng gia truyền. Chị Ly đầu tư mua máy quết và máy cán bánh, rút gọn thời gian làm bánh so với làm thủ công nhưng vẫn bảo đảm được hương vị truyền thống. Chị Ly cho biết, cận Tết cổ truyền lượng bánh tiêu thụ tăng cao gấp 2-3 lần so với lúc bình thường cho nên làm ra bao nhiêu cũng bán hết.

Giám đốc Trương Thanh Thúy cho biết, nhiều dự án về nông nghiệp đã mở rộng được quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Nhiều dự án khởi nghiệp đã và đang được thị trường đón nhận, phản hồi tích cực. Đó là động lực để những thanh niên trẻ có đam mê, nhiệt huyết và phấn đấu từng ngày trên con đường khởi nghiệp.

Nguồn quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp ngày càng được triển khai tiếp cận rộng rãi đến các đối tượng đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. Chính sách hỗ trợ vay vốn đã thực hiện đúng mục tiêu và mang lại hiệu quả tốt cho thế hệ trẻ khởi nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Chính sách mới về hỗ trợ khởi nghiệp có hiệu lực từ 15/10

    Chính sách mới về hỗ trợ khởi nghiệp có hiệu lực từ 15/10

    05:16, 13/10/2022

  • Hàng chục nghìn phụ nữ Bến Tre được hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

    Hàng chục nghìn phụ nữ Bến Tre được hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

    02:17, 22/09/2022

  • Ninh Bình hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục

    Ninh Bình hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục

    02:13, 24/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hỗ trợ tuổi trẻ khởi nghiệp làm giàu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO