“Hoá giải” khó khăn cho nền kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Nếu có chính sách tháo gỡ khó khăn cho bất động sản (BĐS) hoạt động trở lại, thì luồng tiền sẽ bắt đầu được luân chuyển.

>> Để TP HCM trở thành “đầu tàu” kinh tế

Đây là một trong số những “lời giải” trước các khó khăn mà nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối diện được đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH Bình Dương) chia sẻ với DĐDN bên hành lang Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

- Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV nhận được sự quan tâm rộng rãi của cử tri và nhân dân, với kỳ vọng có được “lời giải” cho những khó khăn mà nền kinh tế đất nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp, người dân đang phải đối diện, thưa ông?

Theo tôi, Chính phủ và Quốc hội sẽ sớm đưa ra những chính sách để ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là điểm quan trọng nhất. Sau khi ổn định thì cần có những chính sách khuyến khích kinh tế phát triển. Ví dụ, phải có các giải pháp để kích thích giải ngân vốn đầu tư công.

Khi giải ngân nhanh vốn đầu tư công thì một loạt các doanh nghiệp xây dựng, cung ứng thiết bị vật tư trong ngành xây dựng sẽ phát triển. Hoặc chính sách đối với doanh nghiệp BĐS. BĐS hiện nay đã “ăn sâu” vào các ngành nghề trong nền kinh tế.

Nếu có chính sách tháo gỡ khó khăn cho BĐS hoạt động trở lại thì bắt đầu luồng tiền sẽ được luân chuyển. Vì hiện nay BĐS đang chiếm giữ một số lượng tiền rất lớn trong xã hội, khi bị ngừng lại thì giống như bị tắc “động mạch” chính.

Hay chính sách với ngành điện. Chúng ta vẫn nói điện phải đi trước một bước để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Quy hoạch điện VIII cũng chỉ mới vừa được phê duyệt được mấy ngày. Trong khi đó, đi theo Quy hoạch điện VIII còn cần các chính sách khác để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành điện.

Đơn cử, chính sách giá như thế nào? đấu thầu ra sao? Phải cụ thể thì doanh nghiệp mới dám đầu tư vào ngành này. Khi doanh nghiệp đầu tư vào ngành điện thì mới kéo theo các ngành khác phát triển theo.

 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 22 ngày (Đợt 1 từ ngày 22/5 đến ngày 10/6; Đợt 2 từ ngày 19/6 đến ngày 23/6).

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 22 ngày (Đợt 1 từ ngày 22/5 đến ngày 10/6; Đợt 2 từ ngày 19/6 đến ngày 23/6).

- Cộng đồng doanh nghiệp rất mong Quốc hội, Chính phủ sớm đưa ra những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng điều quan trọng hơn là các chính sách đảm bảo dài hạn, thưa ông?

Đúng như vậy. Đơn cử, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg quy định về giá FIT cho điện gió, điện mặt trời chỉ “năm một” thì doanh nghiệp “xoay” không kịp.

Và khi các chính sách không khuyến khích được đầu tư thì doanh nghiệp cũng sẽ rút lui khỏi thị trường. Bởi, với doanh nghiệp điều quan trọng nhất khi đầu tư là phải tính toán đến việc sau này trả được lãi vay ngân hàng, có lợi nhuận để tái đầu tư. Nếu các yếu tố tài chính không ổn định, doanh nghiệp không tính toán được “lời lãi” như thế nào thì không doanh nghiệp nào dám đầu tư.

Bên cạnh việc phải có được các chính sách kịp thời, ổn định và lâu dài thì thủ tục hành chính cũng phải gọn nhẹ, đơn giản để khuyến khích doanh nghiệp phát triển, vì nếu doanh nghiệp không phát triển thì kinh tế đất nước cũng sẽ không phát triển.

Khi đó, kỳ vọng chúng ta đạt được các chỉ tiêu trong Nghị quyết số 68/2022 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, cũng như chỉ tiêu của năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí không đạt nếu như không tháo gỡ được các khó khăn cho doanh nghiệp như tại thời điểm hiện nay.

>> Kiến tạo môi trường đầu tư bền vững

- Vậy, theo ông đâu sẽ là “lời giải” cho nền kinh tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp?

Đó là, tháo gỡ khó khăn cho ngành BĐS. Luật Đất đai cũng cần sớm thông qua để biết chế độ chính sách đối với các dự án sử dụng đất thì cần phải tháo gỡ như thế nào? Quy hoạch điện VIII đã ban hành thì phải có chính sách triển khai cụ thể như đấu thầu thế nào? Bán điện trực tiếp ra sao? Bán với giá như thế nào?

Đối với Luật Quy hoạch thì quy hoạch tỉnh vẫn còn đang bị “vướng”. Quy hoạch ngành, như năng lượng chưa xong nên không tháo gỡ được. Về chính sách biến đổi khí hậu có nói đến chống biến đổi khí hậu, thích ứng biến đổi khí hậu.

Nhưng cụ thể sẽ như thế nào để đi vào thực tế tại các công trình? Hiện nay chúng ta vẫn đang chỉ “hô khẩu hiệu”, thực tế với hạ tầng tại các công trình đưa hàm lượng biến đổi khí hậu vào như thế nào thì không có.

Tất cả những vấn đề này đều nằm trong chính sách vĩ mô, Chính phủ phải hướng dẫn cho doanh nghiệp và nền kinh tế làm. Các chính sách này cần ban hành càng sớm càng tốt.

Đơn cử Nghị quyết thực hiện NQ số 61/2022/QH15 về tiếp tục tặng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tôi đề nghị Chính phủ cần xem xét lại Luật Quy hoạch. Nếu bây giờ chưa cải tiến, chưa điều chỉnh được luật thì phải có chính sách tạm dừng để không gây ảnh hưởng đến các ngành khác?

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Hoá giải” khó khăn cho nền kinh tế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714094601 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714094601 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10