Dừng thanh toán quỹ đất BT vì chờ Nghị định: Chuyên gia nói gì?

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chuyên gia khẳng định việc hoãn ban hành nghị định về sử dụng đất công để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT sẽ gây khó cho cả cơ quan nhà nước và cả doanh nghiệp.

Luật Quản lý sử dụng tài sản công đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Về nguyên tắc luật có hiệu lực thì văn bản quy định chi tiết phải có hiệu lực theo.

Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết nghị định quy định về sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT (xây dựng - chuyển giao) chưa thể ban hành do gặp nhiều khó khăn vì liên quan đến nhiều vấn đề, quy định pháp luật khác như: đầu tư, đất đai, đặc biệt là xác định giá trị quyền sử dụng đất để đảm bảo theo giá thị trường, tránh thất thoát.

Nhưng, đáng nói, với đề xuất này, chính quyền địa phương có dự án BT vướng phải nhiều lúng túng khi giải quyết phương án tài chính với các hợp đồng BT ký trước thời điểm Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính có hiệu lực. Nhiều nhà đầu tư đã triển khai, thậm chí hoàn thành xong dự án nhưng chưa được bàn giao quỹ đất hoàn vốn như quy định của hợp đồng.

Diễn đàn Doanh nghiệp ghi nhận ý kiến một số chuyên gia, về vấn đề này.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: Cơ quan chức năng cũng cần kiểm tra, giám sát một cách sòng phẳng.

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ 1/1/2018 nghĩa là về mặt nguyên tắc, những dự án chưa có chữ ký hoặc nếu ký rồi nhưng chưa triển khai cũng có thể dừng.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh.

Trong đó, việc đổi đất lấy hạ tầng xuất hiện rất nhiều lỗ hổng trong quản lý, đặc biệt là việc định giá các tài sản công, trong đó có đất đai, quyền sử dụng đất. Đất đai theo đó được định giá rất rẻ và đằng sau có thể có sự móc ngoặc, ăn chia, giành phần cho các doanh nghiệp thân hữu. Nhiều ý kiến cũng yêu cầu phải thực hiện dự án thông qua đấu thầu nhưng nhiều nơi vẫn viện lý do để chỉ định thầu.

Đất đai là tài sản công, vì thế việc quản lý tài sản công phải được thực hiện theo quy chế mới. Việc định giá đất phải công khai, minh bạch, phải có đấu thầu và sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp đấu thầu. Cơ quan chức năng cũng cần kiểm tra, giám sát một cách sòng phẳng.

TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Không nên làm ách tắc thị trường

Chỉ thị của Bộ Tài chính có mục đích tốt, đó là nhằm chấn chỉnh các hợp đồng BT có thể bị lợi dụng để kiếm chác trong việc định giá. Thực tế, do việc xác định giá trị đất đai không rõ ràng nên đã xảy ra nhiều tiêu cực. Nhưng, một chính sách mới không nên làm ách tắc thị trường đang vận hành.

TS. Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

TS. Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

Về giải pháp có thể bổ sung quy định cụ thể về việc dự án thực hiện được bao nhiêu phần trăm thì sẽ được thanh toán, dự án nào chưa thực hiện hoặc mới thực hiện được phần nhỏ thì tạm dừng. Chủ đầu tư đã điều động máy móc, công nhân, triển khai dự án dở chừng mà bị ách lại thì hậu quả không thể kể hết. Chính sách phải tính đến điều này.

Trong trường hợp nếu Chính phủ chưa thể cho ra đời nghị định hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì cũng nên sớm phê duyệt phương án lấp khoảng trống pháp lý trước mắt do Bộ Tài chính trình. Theo đó, đối với những dự án BT ký trước ngày 1/1/2018 thì sẽ được dùng tài sản công để thanh toán theo quy định của pháp luật áp dụng cho từng thời kỳ.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA):

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 thì lẽ ra tất cả các nghị định hướng dẫn, thông tư phải có để áp dụng cùng thời điểm. Như thế mới đảm bảo tính hiệu lực, nhất quán trong việc quản lý tài sản công.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh.

Một nhược điểm, hay còn gọi “bệnh” của cơ quan quản lý nhà nước là thiếu tư duy hệ thống, có thể hiểu điều đó nhưng việc chuẩn bị các quy định pháp luật để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất vẫn luôn là điểm yếu, rất yếu của các bộ ngành. Hiếm có trường hợp nào mà Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các bộ có liên quan lại được ban hành để có hiệu lực đồng bộ với luật. Hơn nữa, việc hoãn ban hành nghị định thanh toán dự án BT sẽ gây khó cho cả cơ quan nhà nước và cả doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dừng thanh toán quỹ đất BT vì chờ Nghị định: Chuyên gia nói gì? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714129002 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714129002 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10