Học từ mô hình thung lung Silicon các startup Hàn Quốc gây bức xúc về nạn 'gapjil'  

Diendandoanhnghiep.vn Học theo hình mẫu văn hóa công sở của Thung lũng Silicon các startup Hàn Quốc khiến người lao động phải đối mặt với vấn nạn "gapjil".

Phi công, tiếp viên hàng không cùng các nhà hoạt động đeo mặt nạ biểu tình phản đối gia đình CEO Korean Air tại thủ đô Seoul vào tháng 5-2018 Ảnh: REUTERS

Phi công, tiếp viên hàng không cùng các nhà hoạt động đeo mặt nạ biểu tình phản đối gia đình CEO Korean Air tại thủ đô Seoul vào tháng 5-2018 Ảnh: REUTERS

Như bắt quỳ gối và đánh mắng vì quên mua gừng. Bị đá và tát vì đi làm trễ. Bị dìm nước vì lái xe quá chậm. Bị đánh vào trán bằng cây lau nhà vì… chẳng có lý do gì cả.

Thuật ngữ "gapjil" được dùng để chỉ vấn nạn lạm dụng quyền hạn trong văn hóa công sở truyền thống của Hàn Quốc. Gần đây một số công ty khởi nghiệp mới ở quốc gia này đang cố gắng tạo dựng một nền văn hóa công sở trọng dụng tài đức và hệ thống phân cấp phẳng.

Tại Hàn Quốc, thuật ngữ "gapjil" được sử dụng để mô tả đặc điểm truyền thống công sở với các buổi nhậu nhẹt nhiều giờ và làm việc vào cuối tuần. Nó cũng được sử dụng rộng hơn, để chỉ sự coi thường sự an toàn của người khác và lạm dụng quyền hạn. Các "chaebol" của đất nước - những tập đoàn danh giá thuộc sở hữu gia đình như Samsung và Korean Air - đặc biệt nổi tiếng với văn hóa công sở khắc nghiệt.

Một số cáo buộc bạo hành nhân viên về thể xác và bằng ngôn từ đối với bà Lee Myung-hee, vợ của ông Cho Yang-ho, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air. Những cáo buộc nói trên, diễn ra trong giai đoạn 2013-2017, được trình bày chi tiết trong bản cáo trạng hình sự chống lại bà Lee do một nhà lập pháp Hàn Quốc công bố tháng này. Bà Lee phủ nhận mọi cáo buộc và không bình luận về vụ việc.

Theo đài CNN, bà Lee là thành viên thứ ba của "triều đại" Korean Air bị cáo buộc bạo hành nhân viên. Cách đây không lâu, vào tháng 4-2018, con gái út của bà Lee, cô Cho Hyun-min, khiến truyền thông dậy sóng vì nghi vấn tạt nước vào mặt giám đốc bộ phận quảng cáo trong lúc họp.

Vào năm 2014, chị gái của Cho Hyun-min là Cho Hyun-ah làm báo chí trong và ngoài Hàn Quốc tốn không ít giấy mực vì hành hung 2 tiếp viên của Korean Air trong lúc máy bay chuẩn bị cất cánh chỉ vì họ phục vụ bà hạt mắc-ca để trong túi chứ không đổ ra dĩa. Sau vụ việc, Park Chang-jin, một trong 2 nạn nhân, đã mạnh dạn nói lên điều mà ông mô tả là "văn hóa bạo hành" và "văn hóa sợ hãi" bên trong Korean Air. Theo ông Park, Korean Air còn phát hành một tài liệu dài 70 trang hướng dẫn cách... phục vụ nhà họ Cho. "Khi huấn luyện, họ bảo chúng tôi nếu bị đánh, phải làm như không có gì xảy ra" - ông Park kể.

Còn theo cáo cáo của The Economist đã nêu chi tiết các trường hợp bị cáo buộc lạm dụng tại nơi làm việc của nhân viên trong một số công ty khởi nghiệp của Hàn Quốc. Một trong số đó là công ty chuyển phát Coupang, được coi là "Amazon của Hàn Quốc" với giá trị doanh nghiệp lên tới 74,6 tỷ USD.

Coupang đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội của người tiêu dùng vào tháng 6 khi một vụ cháy lớn tại một trong những nhà kho của họ đã giết chết một lính cứu hỏa. Sự kiện này khiến các nhà lập pháp và truyền thông nước sở tại đặt ra câu hỏi về an toàn nơi làm việc. Các nhà phê bình cũng kêu gọi phong trào cần phải đối xử tốt hơn với nhân viên công ty, The Korea Herald đưa tin.

Tại một cuộc khảo sát đối với 1.500 người trưởng thành Hàn Quốc từ 16 - 69 tuổi, nhiều người cho biết, họ cảm thấy vô vọng về thói quen ngủ quên ở nơi làm việc. Cuộc khảo sát được thực hiện bởi cơ quan nghiên cứu dịch vụ R&R Consulting trong khoảng thời gian từ tháng 11 - tháng 12 năm 2020. Hơn 83% người được khảo sát chia sẻ rằng họ cảm thấy “gapjil” là một vấn đề nghiêm trọng. Và khi được hỏi về các cách đối phó với “gapjil”, 70% nhân viên đều đưa ra cùng một phương án - "chỉ cần chịu đựng".

Những vụ bê bối nêu trên đã gây ra một cuộc tranh cãi trên khắp Hàn Quốc về thực trạng "gapjil" - người nắm quyền "đè đầu cưỡi cổ" cấp dưới - ở những gia đình thống trị chính trường và thương trường Hàn Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cam kết loại bỏ hoàn toàn gapjil cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống chaebol. Để làm được điều này, theo chuyên gia Kim Eun-jung, cần phải cải cách luật để trao thêm quyền lực cho các cổ đông nhỏ và thành lập các ban điều hành độc lập. 


Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Học từ mô hình thung lung Silicon các startup Hàn Quốc gây bức xúc về nạn 'gapjil'   tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714157380 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714157380 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10