Hội nghị Thượng đỉnh G20 khai mạc trong bầu không khí căng thẳng

Việt Nga 01/12/2018 14:45

Tổng thống Argentina Mauricio Macri đã tuyên bố chính thức khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).

Hội nghị G20 năm nay là phép thử lớn đối với nhóm 20 quốc gia công nghiệp. Với sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc tại một số nước, G20, nhóm nền kinh tế với 2/3 dân số toàn cầu, đối mặt với những nghi vấn xung quanh khả năng giải quyết căng thẳng thương mại, điều làm rối loạn thị trường toàn cầu trong thời gian gần đây.

Hội nghị G20 năm nay là phép thử lớn đối với nhóm 20 quốc gia công nghiệp.

Hội nghị G20 năm nay là phép thử lớn đối với nhóm 20 quốc gia công nghiệp.

Hôm 30/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã cùng ra tuyên bố kêu gọi thúc đẩy thương mại tự do toàn cầu và củng cố Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo đó: “Tinh thần và những quy định của WTO phản đối các biện pháp bảo hộ và đơn phương. Chúng tôi kêu gọi tất cả thành viên chống lại những biện pháp không nhất quán với WTO, tuân theo các cam kết tại WTO”.

Có thể bạn quan tâm

  • “Bắt mạch” giá vàng hậu Hội nghị thượng đỉnh G20

    “Bắt mạch” giá vàng hậu Hội nghị thượng đỉnh G20

    15:15, 28/11/2018

  • Giá vàng tuần tới: Đi ngang chờ Hội nghị thượng đỉnh G20

    Giá vàng tuần tới: Đi ngang chờ Hội nghị thượng đỉnh G20

    04:50, 25/11/2018

  • Điều gì sẽ xảy ra tại Hội nghị thượng định EU sắp tới?

    Điều gì sẽ xảy ra tại Hội nghị thượng định EU sắp tới?

    11:01, 23/11/2018

  • Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33: Đẩy mạnh hợp tác đa phương

    Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33: Đẩy mạnh hợp tác đa phương

    17:58, 13/11/2018

  • Kỳ vọng gì ở Hội nghị G20?

    Kỳ vọng gì ở Hội nghị G20?

    03:57, 01/12/2018

  • Bóng mây u ám bao trùm trước thềm G20

    Bóng mây u ám bao trùm trước thềm G20

    00:32, 01/12/2018

Theo thông báo này của WTO, nhóm các quốc gia BRICS nhất trí thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, với đại diện là WTO, đồng thời đảm bảo thương mại toàn cầu minh bạch, công bằng, cởi mở và bao trùm. Các nước cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động của WTO, kêu gọi khởi động quá trình tuyển chọn để lấp chỗ trống trong Cơ quan phúc thẩm, nhằm duy trì sự vận hành ổn định của cơ chế giải quyết tranh chấp.

Bên cạnh những vấn đề chung của khu vực và thế giới, một sự kiện khác thu hút sự quan tâm của quốc tế là cuộc gặp song phương giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần này. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có một cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, để bàn thảo xem liệu hai cường quốc thế giới có thể bắt đầu đàm phán để kết thúc cuộc chiến thương mại căng thẳng trong thời gian qua giữa hai nước. Bắc Kinh hy vọng thuyết phục ông Trump bỏ kế hoạch tăng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc vào tháng 1/2019.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay trước thềm hội nghị G20, những khác biệt vẫn còn đó nhưng dấu hiệu về sự nhất trí đang xuất hiện.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra những tác động không nhỏ đối với nền kinh tế toàn cầu. Các thị trường tài chính thế giới đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến của hai nhà lãnh đạo, để xem liệu có bất kỳ sự thỏa hiệp nào có thể xảy ra giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình hay không. Cuộc họp cũng sẽ là một “phép thử” trong mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo, thứ mà ông chủ Nhà Trắng vẫn ca ngợi, và gọi là “một tình bạn ấm áp”!

“Hội nghị thượng đỉnh G-20 có nguy cơ chệch đường ray khi bị các vấn đề ngoài chương trình nghị sự lấn át”, học giả Thomas Bernes đến từ Trung tâm Cải cách quản trị quốc tế (có trụ sở ở Canada) nói. “Vấn đề là các thành viên khác của G-20 có hành động cương quyết hay chúng ta sẽ chứng kiến một G-20 vỡ vụn, không hề giống mục đích ra đời của nó là một diễn đàn hợp tác kinh tế”, ông Bernes nói.

Với chủ đề chính “Xây dựng đồng thuận vì sự phát triển công bằng và bền vững”, nước chủ nhà Argentina hy vọng đây là cơ hội để các nền kinh tế thành viên thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề nóng của thế giới, hướng tới việc đạt được một tuyên bố chung chú trọng tới phát triển cân bằng và bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hội nghị Thượng đỉnh G20 khai mạc trong bầu không khí căng thẳng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO