Hôm nay Quốc hội Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

Diendandoanhnghiep.vn Hôm nay (13/6), tại Nghị trường Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Hôm nay (13/6), tại Nghị trường Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Sau đó, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) 

Trước đó ngày 31/5, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội Lê Thị Nga đã Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) (PCTN). Dự án có quy định mọi cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập lần đầu.

Theo đó, đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, Luật PCTN hiện hành quy định đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản là cán bộ từ Phó phòng UBND cấp huyện và tương đương trở lên; một số cán bộ, công chức cấp xã, người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Các đối tượng này có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hàng năm. Dự thảo Luật sửa đổi theo hướng, bên cạnh các đối tượng kê khai theo Luật hiện hành, thì mở rộng đối với mọi cán bộ, công chức đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu.

Báo cáo thẩm tra dự án Luật PCTN cũng đề cập mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài Nhà nước.

Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng; các tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ, thường xuyên huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện.

Theo UBTP, hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế, đồng thời đây là các chủ thể huy động vốn đóng góp của nhiều cổ đông hoặc thường xuyên huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện… Do vậy, cần có sự kiểm soát chặt chẽ để tránh việc người có thẩm quyền lợi dụng chức vụ được giao hoặc thành lập doanh nghiệp “sân sau” để tham nhũng.

Bên cạnh đó, tại Báo cáo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội Lê Thị Nga cũng nhấn mạnh , khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hành vi có dấu hiệu tham nhũng đó thì phải báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hôm nay Quốc hội Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714348540 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714348540 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10