Mỹ đã chính thức cáo buộc Tập đoàn Huawei, CFO của Huawei, cùng 2 công ty con của tập đoàn này đã vi phạm các điều luật quốc tế và âm mưu bí mật đánh cắp thương mại
Theo đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố bản cáo trạng lớn chống lại gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei và lưu ý rằng vẫn còn một số các cá nhân khác đang nằm trong diện điều tra. Do vậy, bản cáo trạng buộc tội những cá nhân khác sẽ chưa được công bố vào thời điểm này.
Cho đến thời điểm hiện tại, bản cáo trạng đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến Huawei. Đòn công kích của chính quyền Mỹ vào hãng viễn thông Huawei (Trung Quốc) đã lan rộng sang nhiều trường đại học Mỹ, khiến họ ghẻ lạnh Huawei. Đồng thời, đây cũng là thông điệp mà Washington muốn gửi tới những quốc gia khác hiện đang có các giao dịch thương mại với Iran.
Có thể bạn quan tâm
06:00, 30/01/2019
04:16, 25/01/2019
06:30, 20/01/2019
06:10, 14/12/2018
Dưới đây là một danh sách các cáo buộc đã được công bố. Mỗi tội danh kèm theo đều có mức phạt tương ứng từ phạt tiền đến 30 năm tù trong một số trường hợp.
13 tội danh gửi lên tòa án Brooklyn, New York
(1) và (2) Âm mưu lừa đảo ngân hàng: Trong khoảng từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 5 năm 2015, Huawei, Skycom và Meng Wanzhou bị cáo buộc âm mưu lừa đảo “US Subsidiary 1”, một công ty con của một tổ chức tài chính toàn cầu chỉ được xác định là “Financial Institution 1”, bằng cách trình bày sai mối quan hệ của Huawei với Skycom để thanh toán hơn 100 triệu đô la giao dịch thông qua Mỹ.
Theo báo cáo của New York Times, tổ chức tài chính là HSBC, không bị cáo buộc về bất kỳ hành vi sai trái nào. Những trình bày sai lệch bao gồm một bài thuyết trình PowerPoint của bà Mạnh vào năm 2013, trong đó mô tả mối quan hệ giữa Huawei và Skycom là “hợp tác kinh doanh” và nói rằng sự hiện diện của bà trong ban giám đốc là để tăng cường việc tuân thủ.
Tội danh thứ hai, bao gồm khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2017 đến nay, đề cập đến các giao dịch với một tổ chức tài chính có tên là “US Financial Institution 4” và chống lại Huawei và một bị cáo hoặc nhóm bị cáo chưa xác định.
(3) Âm mưu phạm tội lừa đảo ngân hàng: Từ khoảng tháng 11 năm 2007 đến tháng 5 năm 2015, Huawei, Skycom, bà Mạnh Vãn Châu và những người khác bị cáo buộc âm mưu truyền tải thông tin để lừa đảo bốn tổ chức tài chính là “nạn nhân”.
(4) Gian lận ngân hàng: Trong khoảng từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 5 năm 2015, Huawei, Skycom, bà Mạnh và những người khác bị cáo buộc đã lấy tiền của US Subsidiary 1 (có thể là HSBC) bằng những thông tin sai lệch.
(5) Gian lận ngân hàng: Từ tháng 8 năm 2017 đến nay, Huawei và một số bị cáo không xác định được cho là đã lấy tiền của US Financial Institution 4 bằng những thông tin sai lệch.
(6) Lừa đảo ngân hàng: Từ khoảng tháng 11 năm 2007 đến tháng 5 năm 2015, Huawei, Skycom, bà Mạnh Vãn Châu và những người khác bị cáo buộc đã đưa ra thông tin sai lệch qua email về mối quan hệ giữa Huawei và Skycom và về việc tuân thủ các quy định của Mỹ của Huawei, dẫn đến việc chuyển tiền qua ngân hàng bởi các tổ chức tài chính nạn nhân thông qua Mỹ.
(7) Âm mưu lừa gạt Mỹ: Từ tháng 7 năm 2007 đến hiện tại, Huawei và Skycom, và những người khác bị cáo buộc cản trở hoạt động của Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC), một cơ quan thực thi luật trừng phạt của Mỹ, bằng các hành vi gian dối.
Các hành vi bị cáo buộc bao gồm Cá nhân 1 (được xác định là người sáng lập Huawei nhưng không nêu tên) nói với các đặc vụ FBI rằng các hoạt động của Huawei không vi phạm luật xuất khẩu của Mỹ, và Huawei không giao dịch trực tiếp với bất kỳ công ty Iran nào.
Các hành vi cũng bao gồm lời khai của một phó chủ tịch cấp cao của Huawei tại Quốc hội Mỹ rằng việc kinh doanh của Huawei ở Iran không vi phạm bất kỳ quy tắc hay quy định nào, bao gồm liên quan đến các biện pháp trừng phạt. Charles Ding, một phó chủ tịch cao cấp của công ty, đã làm chứng trước Quốc hội vào ngày 13 tháng 9 năm 2012.
(8) Âm mưu vi phạm Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA): Đạo luật này cho phép tổng thống có quyền giải quyết các mối đe dọa bất thường đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại hoặc nền kinh tế của Mỹ.
Mỹ đã tuyên bố Iran là một mối đe dọa như vậy sử dụng đạo luật này, gần đây nhất là vào tháng 3 năm 2018, dẫn đến việc OFAC cấm xuất khẩu hàng hóa, công nghệ và dịch vụ của Mỹ sang Iran từ Mỹ hoặc bởi một người Mỹ mà không được phép.
Từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 11 năm 2014, Huawei, Skycom và những người khác bị cáo buộc âm mưu gây ra việc cung cấp dịch vụ tài chính của Mỹ cho Iran mà không xin phép. Hình phạt lên tới mức phạt 1 triệu đô la hoặc tối đa 20 năm tù.
(9) Vi phạm IEEPA: Trong khoảng từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 11 năm 2014, Huawei, Skycom và những người khác bị cáo buộc đã gây ra việc xuất khẩu dịch vụ tài chính của Mỹ sang Iran mà không có giấy phép của OFAC.
(10) Âm mưu vi phạm IEEPA: Từ năm 2008 đến 2014, Huawei, Skycom và những người khác bị cáo buộc âm mưu gây ra việc xuất khẩu dịch vụ viễn thông do một công dân Mỹ cung cấp cho Iran mà không có sự cho phép của OFAC.
(11) Vi phạm IEEPA: Từ năm 2008 đến 2014, Huawei, Skycom và những người khác bị cáo buộc đã gây ra việc xuất khẩu dịch vụ viễn thông do một công dân Mỹ cung cấp cho Iran mà không có sự cho phép của OFAC.
(12) Âm mưu rửa tiền: Trong khoảng từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 11 năm 2014, Huawei, Skycom và những người khác bị cáo buộc âm mưu chuyển tiền giữa Mỹ và các nơi khác để thúc đẩy hoạt động bất hợp pháp vi phạm IEEPA.
(13) Âm mưu cản trở công lý: Từ khoảng tháng 1 năm 2017 đến nay, Huawei và Huawei USA bị cáo buộc âm mưu cản trở một cuộc điều tra của bồi thẩm đoàn liên bang ở Quận Đông New York bằng cách di chuyển các nhân chứng biết về các thỏa thuận với Iran sang Trung Quốc, và phá hủy và che giấu bằng chứng tại Mỹ về hoạt động kinh doanh tại Iran.
10 tội danh nộp lên tòa án bang Washington
(1) và (2) Âm mưu đánh cắp bí mật thương mại: Từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 9 năm 2014, Huawei Device và Huawei Device USA bị cáo buộc âm mưu đánh cắp và tiết lộ bí mật thương mại thuộc về T-Mobile, trụ sở tại Washington, liên quan đến Tappy, một hệ thống robot để thử nghiệm điện thoại.
Những hành vi này bao gồm hỏi các kỹ sư của T-Mobile các câu hỏi chi tiết về thông số kỹ thuật của công nghệ, chụp ảnh trái phép robot, giành quyền truy cập trái phép vào phòng thí nghiệm của T-mobile cho một kỹ sư Huawei từ văn phòng Trung Quốc, và cố gắng đánh cắp cánh tay robot, theo chỉ đạo của Huawei Trung Quốc.
Huawei từ năm 2010 đã có thỏa thuận cung cấp điện thoại cho T-Mobile. Bản cáo trạng cũng cáo buộc rằng Huawei đã cố gắng lừa dối T-Mobile bằng cách nói rằng các kỹ sư ở Mỹ đã tự có những hành động không phù hợp, trong khi vào thời điểm đó, công ty này có chương trình thưởng cho các nhân viên đăng thông tin bí mật của các công ty khác trên một trang web nội bộ.
(3) đến (9): Lừa đảo qua mạng: Nhân viên Huawei đã gửi bảy email được cho là liên quan đến kế hoạch lừa đảo T-Mobile về bí mật thương mại của họ.
(10) Cản trở công lý: Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014, Huawei bị cáo buộc đã cố gắng cản trở và gây ảnh hưởng đến vụ kiện dân sự do T-Mobile đưa ra chống lại Huawei và phiên tòa xét xử của bồi thẩm đoàn ở Washington.