Huyện Mường Nhé (Điện Biên): Đổi thay từ những công trình hạ tầng

NGUYỄN TUẤN - HOÀI ANH 21/06/2023 09:45

Coi đầu tư hạ tầng là môt trong những tiêu chí quan trọng trong phát triển kinh tế, huyện Mường Nhé, tỉnh Biện Biên đã huy động các nguồn lực cải tạo, nâng cấp các công trình ngày một hoàn thiện.

>>DDCI: “Chìa khóa” giúp Điện Biên nâng cao chỉ số PCI

Mường Nhé được biết đến là huyện đặc biệt khó khăn của cả nước, lại ở vị trí cách xa trung tâm, việc đi lại giao lưu còn cách trở, nên kinh tế nơi đây chưa phát triển.

Lựa chọn đầu tư

Được sự quan tâm của Nhà nước, những năm qua từ các nguồn vốn như chương trình mục tiêu Quốc gia và nhiều nguồn khác, huyện Mường Nhé đã đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu, nhưng so với nhu cầu thực tế vẫn chưa thể đáp ứng được hết.

Việc đầu tư phải theo nhu cầu thực tế từ các địa phương đề xuất, huyện thành lập tổ công tác đi khảo sát mức độ cần thiết của mỗi dự án. Từ đó, lập kế hoạch đề xuất chủ chương đầu tư trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Ưu tiên xây dựng những công trình thực sự cấp bách, nhưng phải phù hợp với điều kiện nguồn vốn. Ông Lê Hồng Thắng – Giám đốc Ban Quản lý Dự án huyện Mường Nhé cho biết: Hàng năm danh mục dự án từ các địa phương đề xuất đầu tư rất nhiều. Nhưng thực tế nguồn vốn chưa đáp ứng được hết nên chỉ có thể lựa chọn đầu tư xây dựng những công trình có suất đầu tư nhỏ, tập trung vào các công trình như: Giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, các công trình trường lớp học... ở những vùng đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, với đặc thù địa bàn miền núi, địa hình phức tạp, điều kiện sinh hoạt, đị lại gặp nhiều khó khăn. Nhiều công trình thi công ở những vùng khó khăn, địa hình hiểm trở, các phương tiện cơ giới không thể đi lại được, việc vận chuyển nguyên vật liệu có khi phải sử dụng hoàn toàn bằng sức người, nên suất đầu tư đội lên rất cao. Chưa kể, vào mùa mưa lũ thường kéo dài đến cả tháng, công trình không thể thi công được. Nếu nhà thầu không tính toán được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng công trình.

Công trình Trường PTDT Tiểu học Trần Văn Thọ đang được cải tạo nâng cấp

Công trình Trường PTDT Tiểu học Trần Văn Thọ đang được cải tạo nâng cấp

Với những dự án phải đền bù thu hồi đất của người dân để giải phóng mặt bằng càng phức tạp hơn nhiều. Không ít những công trình chậm tiến độ do người dân

không đồng tình với phương án hỗ trợ đền bù của Nhà nước. Từ đó, Ban Quản lý dự án còn phải phối hợp với các phòng, ban chuyên môn để tuyên truyền, vận động người dân.

Nên việc lựa chọn những nhà thầu đủ năng lực để đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư được Ban Quản lý dự án đặc biệt quan tâm. Khi dự án khởi công, cán bộ kỹ thuật của Ban còn phải bám sát công trình để kịp thời phát hiện những sai sót để điều chỉnh, rồi đôn đốc tiến độ, để công trình thực hiện theo đúng cam kết.

>>Điện Biên nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm địa phương

Giải ngân theo kế hoạch

Việc giải ngân nguồn vốn nhờ đó cũng thực hiện được theo kế hoạch, năm 2023, tổng kế hoạch vốn của huyện Mường Nhé là hơn 330 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2022. Mục tiêu hết quý 2, huyện thực hiện giải ngân các nguồn vốn đạt trên 54%, đạt so với kế hoạch đề ra.

Theo ông Nguyễn Văn Hưng - Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé, có được kết quả giải ngân theo kế hoạch thì ngay từ các thủ tục chuẩn bị đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng… phải được chuẩn bị kỹ lượng. Các cấp Ủy, Chính quyền của huyện phải chủ động vào cuộc quyết liệt tháo gỡ những vướng mắc cho dự án. Cụ thể, ngay sau khi dự dự án có chủ trương đầu tư thi tất cả các quy trình đầu tư được thông báo đến các địa phương có dự án để chuẩn bị trước tất cả các thủ tục như hồ sơ đất đai, kinh phí bồi thường… Để ngay sau khi dự án chính thức được triển khai các phòng, ban chuyên môn chủ động bắt tay ngay vào thực hiện. Với những dự án trong năm kế hoạch được triển khai từ năm trước nên đến đầu năm kế hoạch đã triển khai kịp thời.

Ban Quản lý dự án phải thường xuyên bán sát công trình, đôn đốc nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng theo cam kết. Đến thời điểm này hầu hết các công trình triển khai đúng tiến độ, khối lượng hoàn thành đến đấu nghiệm thu giải ngân đến đó, không để xảy ra tình trang nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản.

Ban cũng chủ động tham mưu cho huyện có văn bản chỉ đạo quyết toán các dự án hoàn thành, tổ chức các hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các chủ đầu tư, với mục tiêu hết quý 4, giải ngân trên 95%.

Quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nâng cao hiệu quả nguồn vốn, các công trình huyện Mường Nhé sau khi hoàn thiện đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của huyện. Như mạng lưới giao thông đang từng bước được hoàn thiên, đáp ứng được việc đi lại làm ăn kinh tế của người dân. Các công trình kênh mương thủy lợi, công trình kiên cố hóa trường lớp học, cơ bản được kiên cố hóa...

Có thể bạn quan tâm

  • DDCI: “Chìa khóa” giúp Điện Biên nâng cao chỉ số PCI

    DDCI: “Chìa khóa” giúp Điện Biên nâng cao chỉ số PCI

    02:30, 29/05/2023

  • Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tri ân tại Điện Biên

    Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tri ân tại Điện Biên

    22:52, 18/05/2023

  • Xây nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên: Vừa là trách nhiệm vừa là tri ân

    Xây nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên: Vừa là trách nhiệm vừa là tri ân

    12:33, 13/05/2023

  • Giải pháp nào giúp huyện Điện Biên hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế?

    Giải pháp nào giúp huyện Điện Biên hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế?

    03:54, 05/05/2023

  • Điện Biên gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư lần thứ nhất năm 2023

    Điện Biên gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư lần thứ nhất năm 2023

    23:00, 31/03/2023

  • Điện Biên: Chính quyền và doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển

    Điện Biên: Chính quyền và doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển

    05:05, 20/02/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Huyện Mường Nhé (Điện Biên): Đổi thay từ những công trình hạ tầng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO