IMF: Cần tăng cường giám sát tài chính, tránh khủng hoảng toàn cầu

Diendandoanhnghiep.vn Theo IMF, áp lực từ lạm phát và lãi suất tăng có thể đã giảm nhưng nợ toàn cầu đang tăng trở lại, các quốc gia cần tăng cường giám sát tài chính một cách quyết đoán và mạnh mẽ hơn.

>> Nguy cơ khủng hoảng tài chính từ làn sóng nợ lần thứ 4

Nhiều nền kinh tế tại châu Á, ngoại trừ Trung Quốc, đang cho thấy khả năng phục hồi nhất định về mặt tăng trưởng và lạm phát. Tuy nhiên, quy mô ngày càng tăng của “núi nợ” toàn cầu trong và ngoài châu Á được nhiều chuyên gia nhìn nhận là mối đe dọa lớn hơn những gì mà thị trường đang thấy.

Số liệu mới nhất của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cũng cho thấy, “núi nợ” toàn cầu đã bắt đầu tăng trở lại, sau khi giảm nhẹ trong những tháng trước đó

Số liệu mới nhất của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cũng cho thấy, “núi nợ” toàn cầu đã bắt đầu tăng trở lại, sau khi giảm nhẹ trong những tháng trước đó

Ngày 18/9 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra báo cáo nhắc nhở về tầm quan trọng của việc giám sát một cách quyết đoán trong việc đảm bảo ổn định tài chính. IMF cảnh báo rằng, sự ổn định tài chính cần những người giám sát có khả năng và ý chí hành động, để tránh lặp lại các cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng trong quá khứ, như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hay cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ đầu năm nay.

Chia sẻ trên SCMP, chuyên gia kinh tế, tài chính châu Á - Anthony Rowley cho rằng, lạm phát có thể giảm bớt hoặc ít nhất là không tăng nhanh và lãi suất đã tạm dừng đà tăng, nhưng sự gia tăng nợ ở cấp Chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình không có dấu hiệu suy giảm, khi các điều kiện tài chính vẫn thắt chặt. Điều này đang cho thấy những cuộc khủng hoảng tiềm ẩn.

Một lĩnh vực thường bị bỏ qua là tài chính thương mại - lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với các quốc gia thương mại lớn nhất châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) gần đây đã cảnh báo rằng: “Khoảng cách tài chính thương mại toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 2.500 tỷ USD vào năm 2022”.

Số liệu mới nhất của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cũng cho thấy, “núi nợ” toàn cầu đã bắt đầu tăng trở lại, sau khi giảm nhẹ trong những tháng trước đó. “Trong môi trường lãi suất cao hơn, nợ toàn cầu đã tăng thêm 10.000 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, đạt mức cao kỷ lục 307.000 tỷ USD. Sau 7 quý suy giảm, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu đã tiếp tục quỹ đạo đi lên vào đầu năm 2023 và hiện tăng đáng kinh ngạc 100.000 tỷ USD so với một thập kỷ trước”.

>> Credit Suisse có châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo?

Ông Anthony Rowley phân tích, hơn 80% số nợ tích tụ trong nửa đầu năm nay đến từ các thị trường phát triển, trong đó Mỹ, Nhật Bản, Anh và Pháp có mức tăng vọt lớn nhất. Tại các thị trường mới nổi, sự gia tăng rõ rệt hơn như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.

“Trong khi đó, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu đã lên tới 336%, bất chấp giá cả tăng cao cho phép các con nợ giảm bớt một phần gánh nặng nợ của họ. Lý do đặc biệt đáng báo động trong tất cả những điều này là mặc dù các tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ hơn đã hạn chế đáng kể việc tạo ra tín dụng ngân hàng và bất chấp sự gia tăng giám sát của cơ quan quản lý, việc mở rộng thị trường tín dụng tư nhân vẫn tiếp tục trong những tháng gần đây”, vị chuyên gia lý giải.

Theo SCMP đưa tin, hầu hết các khoản cho vay mới không đến từ các ngân hàng truyền thống mà từ khu vực phi ngân hàng hoặc ngân hàng “ngầm”. Con số đã vượt qua quy mô 50.000 tỷ đô la Mỹ trên toàn thế giới, khi các tổ chức tài chính đến từ các quỹ phòng hộ, một nguồn đặc biệt đối với các công ty bảo hiểm.

Đây là lý do tại sao IMF nhấn mạnh rằng: “Việc giữ cho các ngân hàng được an toàn và lành mạnh cũng như ổn định tài chính phụ thuộc vào việc giám sát tốt, quản lý rủi ro hiệu quả trong các ngân hàng, quy định chặt chẽ và thị trường thận trọng”.

Theo IMF, các quy định về tài chính và ngân hàng đã được thắt chặt khá mạnh mẽ ngay sau sự tàn phá do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhưng sau đó, mọi thứ đã được nới lỏng đáng kể, để đáp lại hoạt động vận động hành lang của khu vực tài chính.

“Sau các giai đoạn ngân hàng gặp khó khăn, các cơ quan chức năng có xu hướng chú ý nhiều đến việc nâng cấp các quy định, nhưng việc nâng cao hiệu quả giám sát có thể bị bỏ qua. Điều này cần được quan tâm nhiều hơn ở cấp Chính phủ. Các cơ quan giám sát khu vực tài chính cần có nhiệm vụ rõ ràng để đảm bảo họ tập trung vào đúng điểm rắc rối. Và họ cần có đủ quyền lực pháp lý để hỗ trợ cho hành động của mình. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ quan giám sát cần phải quyết đoán và có sự can thiệp”, IMF lưu ý.

Có thể thấy, những cảnh báo về “sức khỏe” yếu kém của hệ thống tài chính toàn cầu đang được phát đi một cách dày đặc, khi Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB) gần đây cũng đã cảnh báo về “thách thức và cú sốc” trong những tháng tới, do môi trường lãi suất cao làm suy yếu quá trình phục hồi kinh tế và đe dọa các lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả bất động sản.

Trong báo cáo triển vọng tháng này, Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB - lưu ý rằng, mặc dù hầu hết các ngân hàng trung ương trong khu vực đã tạm dừng tăng lãi suất nhưng lãi suất vẫn ở mức cao, làm tăng nguy cơ bất ổn tài chính. Trong môi trường này, các Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần theo dõi chặt chẽ lãi suất, lạm phát và các điều kiện tài chính.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết IMF: Cần tăng cường giám sát tài chính, tránh khủng hoảng toàn cầu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714252977 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714252977 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10