Nhiều doanh nghiệp trong nước đã chuyển từ việc phải tìm kiếm đối tác nước ngoài sang quyền lựa chọn đối tác hợp tác và phân phối sản phẩm.
>>>Văn hoá kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh
Richell - tập đoàn sản xuất đồ dùng trẻ em, đồ dùng gia đình và sản phẩm chăm sóc sức khỏe với gần 70 năm tuổi ở Nhật Bản đã hoàn tất đàm phán với tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) để hoàn thiện chuỗi giá trị của mình tại thị trường Việt Nam từ tháng 1 năm 2024.
Khác với trước đây, doanh nghiệp phân phối trong nước thường phải tìm kiếm đối tác nước ngoài thì hiện nay, không ít doanh nghiệp Việt đã dành quyền lựa chọn đối tác hợp tác. Điều này cho thấy sự lớn mạnh của doanh nghiệp Việt cũng như sức hấp dẫn của thị trường tiêu dùng nội địa Việt Nam có sức mua tốt từ 100 triệu dân.
Ông Đặng Việt Bách - Chủ tịch HĐQT tập đoàn Magicwave nhấn mạnh đến một những mấu chốt của sự hợp tác đến từ sự tương đồng trong văn hoá kinh doanh của hai doanh nghiệp.
“Văn hoá kinh doanh quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Không chỉ tại Việt Nam mà ở các nước trên thế giới, văn hoá kinh doanh của Nhật Bản được đề cao và coi trọng” - ông Đặng Việt Bách cho biết.
Trong nội hàm của văn hoá kinh doanh, lãnh đạo tập đoàn Magicwave tâm đắc với văn hoá nhận lỗi trong kinh doanh tại Nhật Bản. Dù có xảy ra khiếm khuyết nào do vô tình hay chủ quan trong sản xuất kinh doanh, việc đầu tiên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp sẵn sàng cúi đầu nhận lỗi trước công chúng để khắc phục, sửa sai. Văn hoá của Magicwave cũng vậy, khi có vấn đề nào đó xảy ra với sản phẩm, phải xử lý thấu tình đạt lý nhất chứ không phải là đổ lỗi cho khách hàng.
Hơn nữa, khoa học công nghệ đang phát triển nhanh đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như chất lượng hàng hoá sản phẩm. Có thể ở thời điểm này, chất lượng sản phẩm được đánh giá đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, nhưng thời gian sau đó, công nghệ phát triển ở mức độ cao hơn, chất lượng sản phẩm cần tiếp tục được nâng cao cải thiện, đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng. Ở khía cạnh này, doanh nghiệp tự nhận ra khiếm khuyết để đầu tư thì mới tiếp tục thành công.
>>>Đạo đức kinh doanh: Nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững
Trong văn hoá kinh doanh, chữ tâm cũng là nền tảng quan trọng. Thiếu chữ tâm, doanh nghiệp chỉ phát triển nhất thời, song ngược lại, khi chữ tâm được xem là đạo đức kinh doanh, văn hoá kinh doanh, trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng về lâu dài sẽ mang lại những giá trị vượt trội, tạo sự phát triển bền vững và thành công cho doanh nghiệp.
Chủ tịch HĐQT Magicwave khẳng định: Văn hoá kinh doanh là giá trị xuyên suốt tạo thành văn hoá chung của doanh nghiệp và là giá trị cốt lõi để doanh nghiệp phát triển. Sự đứng đắn của nhà sản xuất tạo lòng tin và bản lĩnh để doanh nghiệp Việt đồng ý hợp tác, phân phối dòng sản phẩm đồ dùng trẻ em dù thị trường này đang chịu sự cạnh tranh khá gay gắt.
“Trong nhiều lời mời hợp tác, đối tác nào đáp ứng được các yêu cầu về văn hoá kinh doanh, đảm bảo chất lượng hàng hoá, cam kết trách nhiệm khi xảy ra rủi ro… chúng tôi mới chấp nhận lựa chọn phân phối sản phẩm, cùng nhau góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị cho sản phẩm” - ông Đặng Việt Bách nói thêm.
Có thể bạn quan tâm
Văn hóa kinh doanh cần thể hiện rõ nét bản sắc cốt lõi của doanh nghiệp
15:17, 25/11/2023
Khai thác sức mạnh từ văn hóa kinh doanh Việt Nam
09:39, 20/10/2023
Nỗ lực xây dựng văn hoá kinh doanh
15:18, 28/03/2023
Nền tảng văn hóa kinh doanh
16:43, 09/02/2023
Đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh trong bối cảnh mới
17:00, 21/01/2023
Đạo đức doanh nhân và phát triển văn hóa kinh doanh là điểm tựa quan trọng.
00:00, 12/10/2022
Văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
12:58, 11/10/2022