Khắc phục bất cập về pháp luật để chống thất thoát trong thu hồi tài sản tham nhũng

Diendandoanhnghiep.vn Trước hiện trạng thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế còn nhiều hạn chế, không ít ý kiến cho rằng, cần khắc phục những bất cập về mặt pháp luật…

>> Nhận diện tham nhũng chính sách từ vụ án “chuyến bay giải cứu”

Thống kê từ Bộ Tư pháp cho thấy, trước năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trung bình chỉ đạt khoảng 10% trên tổng số phải thu hồi, còn bình quân giai đoạn 2013-2020 đạt hơn 26%. Đến năm 2022, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt khoảng 16.000 tỷ đồng (tăng gần 12.000 tỷ đồng) so với năm 2021.

Như vậy, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế có xu hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước, góp phần quan trọng vào kết quả chung của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Dù đã có những biến chuyển nhưng kết quả thu hồi tài sản từ các vụ án hình sự về tham nhũng, tiêu cực vẫn chưa đạt như kỳ vọng - Ảnh minh họa: ITN

Dù đã có những biến chuyển nhưng kết quả thu hồi tài sản từ các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng - Ảnh minh họa: ITN

Tuy nhiên, hiện nay, công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Tỷ lệ thu hồi tài sản trong đa số các vụ án tham nhũng có tăng, nhưng còn thấp so với số tiền phải thu hồi. Các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chưa chú trọng áp dụng kịp thời các biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Thực tế, trước đó, trong kiến nghị gửi tới Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Thường trực Chính phủ... Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng cho rằng, trong giai đoạn từ 2018 - 2021 và 9 tháng đầu năm 2022, dù các cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố đã có nhiều cố gắng nhưng công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế còn nhiều hạn chế.

Theo cơ quan này, nguyên nhân dẫn đến hiện trạng đã nêu xuất phát từ việc thể chế pháp luật liên quan tới thu hồi tài sản tham nhũng còn mang tính nguyên tắc, thiếu đồng bộ, thống nhất dẫn tới nhiều cách hiểu, áp dụng khác nhau tại các địa phương. Đến nay, chưa có quy trình cụ thể để truy tìm tài sản, xác định “đường đi” của tài sản bị chiếm đoạt để làm rõ hành vi che giấu nguồn gốc tài sản tham nhũng.

Cụ thể, Bộ luật Hình sự quy định biện pháp tịch thu tài sản của người bị kết án để nộp ngân sách Nhà nước chỉ áp dụng với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm ma túy, tham nhũng. Hơn nữa, hiện nay chưa có cơ chế về kiểm soát thu nhập cũng như luật đăng ký tài sản nên việc kê khai tài sản ảnh hưởng đến công tác xác minh, truy tìm tài sản của người phải thi hành án.

>> Tham nhũng và cái giá phải trả

Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân của hiện trạng đã nêu xuất phát từ những bất cập của pháp luật, cần sớm được rà soát, sửa đổi - Ảnh minh họa: ITN

Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân của hiện trạng đã nêu xuất phát từ những bất cập của pháp luật, cần sớm được rà soát, sửa đổi - Ảnh minh họa: ITN

Từ đó, cơ quan này kiến nghị, Chính phủ tăng cường chỉ đạo sát sao bộ ngành, cơ quan trung ương và UBND các cấp thực hiện nhiệm vụ, phối hợp với các cơ quan hoạt động tư pháp về giải quyết, thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; Rà soát văn bản pháp luật để đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định.

Đồng thời, thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm, từ xa. Mục tiêu là để giảm thiệt hại, thất thoát về tài sản tham nhũng thông qua việc kê khai tài sản, thu hồi tài sản ở nước ngoài do phạm tội mà có; Xem xét nghiên cứu cơ chế khởi kiện đối với cá nhân, tổ chức gây ra thất thoát, thiệt hại tài sản đối với Nhà nước để yêu cầu bồi thường; Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về đầu tư, phòng chống tham nhũng theo hướng kiểm soát đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là đầu tư bất động sản…

Đồng quan điểm đã nêu, thông tin với báo chí, TS Đinh Văn Minh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ cũng đề xuất, cần nghiên cứu sửa đổi nội dung Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự để phù hợp với tình hình mới theo hướng phải quy định thu hồi tài sản tăng thêm không giải trình được nguồn gốc; thời điểm áp dụng các biện pháp phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản, số lượng, giá trị các loại tài sản bị kê biên cần linh hoạt.

Bên cạnh những đề xuất đã nêu, một số ý kiến cũng cho rằng, cần bổ sung quy định tại Mục 6, Chương 2, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 nội dung: “Những người có tài sản tăng lên bất thường và bị tình nghi có hành vi tham nhũng hoặc liên quan đến tham nhũng phải chứng minh nguồn gốc tài sản”; bổ sung thủ tục về việc tịch thu tài sản trong trường hợp người có tài sản tăng lên bất thường và bị tình nghi có hành vi tham nhũng hoặc liên quan đến tham nhũng không chứng minh được nguồn gốc tài sản.

Được biết, liên quan đến việc chống thất thoát trong thu hồi tài sản tham nhũng, ngày 10/4/2023, Văn phòng Chính phủ cũng đã ban hành văn bản số 2969/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Lê Minh Khái về kiến nghị sau giám sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; yêu cầu khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong công tác thu hồi tài sản bất minh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khắc phục bất cập về pháp luật để chống thất thoát trong thu hồi tài sản tham nhũng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714402498 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714402498 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10