Khai thác cát tại Quảng Nam, hệ lụy khôn lường

Diendandoanhnghiep.vn Cận cảnh công trường khai thác cát trên sông Vu Gia – Thu Bồn chảy qua nhiều địa phương của tỉnh Quảng Nam đã khiến đời sống của người dân nơi đây bị đảo lộn từ nhiều năm nay.

Câu chuyện khai thác cát sỏi trên sông Vu Gia - Thu Bồn không còn là điều mới lạ đối với người dân tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên, việc khai thác cát sỏi ồ ạt xung quanh hai lưu vực sông không chỉ là nỗi bất an của người dân địa phương mà có lẽ ngoài “sức chịu đựng” của những cây cầu bắc qua con sông này.

Đại công trường khai thác cát dưới chân cầu Hà Nha (Đại Lộc, Quảng Nam) khiến người dân địa phương bất an từ nhiều năm nay.

Đại công trường khai thác cát dưới chân cầu Hà Nha (Đại Lộc, Quảng Nam) khiến người dân địa phương bất an từ nhiều năm nay.

Vùng quê không bình yên.

Phản ánh tình trạng trên, ông V. (người dân địa phương) cho hay: “Tình trạng khai thác cát xung quanh chân cầu Hà Nha diễn ra ồ ạt cả ngày lẫn đêm bởi từng đoàn xe “hổ vồ” phóng nhanh, vượt ẩu, khói bụi, ồn ào gây ô nhiễm khiến chúng tôi rất bức xúc”.

Chặn dòng, đắp đường ra giữa sông khai thác, vận chuyển cát dưới chân cầu Hà Nha (Quảng Nam).

Chặn dòng, đắp đường ra giữa sông khai thác, vận chuyển cát dưới chân cầu Hà Nha (Quảng Nam).

Cũng theo ông V, từ nhiều năm nay việc mưu sinh đánh bắt cá khu vực quanh cầu Hà Nhà cũng không còn như xưa do tàu bè hút cát ngày đêm, cá tôm không thể sống và người dân quanh khu vực cũng nghiêm cấm trẻ con ra bờ sông chơi vì độ sâu của lòng sông đã thay đổi, gây nguy hiểm cho người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Còn theo bà H. (người dân địa phương) lo lắng: “Cảnh mưa lũ nhiều năm nay chúng tôi không còn lạ lẫm gì, tuy nhiên, không biết có đúng không nhưng từ ngày lòng sông bị hút cát khiến dòng chảy thay đổi, lũ xoáy mấy năm nay dữ dội hơn khiến những người già kinh nghiệm “đón” lũ cũng không hình dung được hướng dòng chảy như xưa vì nó xoáy và lốc dữ lắm”.

Nhiều chuyên gia lo ngại về “tuổi thọ” của những cây cầu trên sông Vu – Thu Bồn khi tình trạng vừa khai thác cát, vừa chặn kè chống lở 2 bên bờ sông dưới chân cầu Cửa Đại, Quảng Nam.

Nhiều chuyên gia lo ngại về “tuổi thọ” của những cây cầu trên sông Vu – Thu Bồn khi tình trạng vừa khai thác cát, vừa chặn kè chống lở 2 bên bờ sông dưới chân cầu Cửa Đại, Quảng Nam.

Bà H. cũng kiến nghị chính quyền địa phương hay cơ quan quản lý, các nhà khoa học nên khảo sát độ ảnh hưởng từ việc khai thác cát sỏi dưới chân cầu Hà Nha để tránh hệ lụy lâu dài cho người dân và con cháu sau này.

Không chỉ gây “nhức nhối” cho người dân huyện Đại Lộc, tình trạng khai thác cát sỏi lòng sông còn khiến người dân sinh sống xung quanh cầu Cửa Đại (Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) bức xúc.  

Lâu nay, khu vực nhánh sông Thu Bồn chảy qua cầu Cửa Đại (tỉnh Quảng Nam) vốn là “điểm nóng” khai thác cát trái phép của tỉnh. “Bất kể ngày đêm, tàu cát hoạt động hút hàng trăm mét khối cát rồi bán ra thị trường kiếm lời nhưng lại khiến ruộng vườn của người nông dân ở hai bên bờ sông ngày càng sạt lở, hoang hóa, hoa màu khô cằn... Nhất là việc khai thác cát chỉ cách chân cầu Cửa Đại chưa đầy 1km khiến người dân chúng tôi cực kỳ lo lắng cho sự an toàn của cây cầu. Nhiều năm qua, bà con chúng tôi kêu cứu chính quyền nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để” - anh N.V.B, người dân địa phương cho biết.

Cần tôn trọng tự nhiên của dòng sông

Tận mắt chứng kiến cảnh khai thác cát tấp nập ngay dưới chân cầu Hà Nhà và cầu Cửa Đại bất kể mưa nắng khiến điều người dân tại đây lo lắng là hoàn toàn có cơ sở.

Từng đoàn xe nối tiếp nhau hàng kilomet được che đậy sơ sài, hàng loạt máy xúc, máy đào chặn dòng, di chuyển từ đường lộ đến khu vực đắp đường ra giữa dòng sông để vận chuyển cát.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, Kỹ sư trưởng Trần Dân - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường TP Đà Nẵng, Giám đốc Trung tâm Cầu đường Đà Nẵng cảnh báo: “Về nguyên tắc, trên một dòng sông, khúc sông gần công trình cầu không ai được đụng đến nguyên trạng của nó, tức là thiên nhiên có sao thì để nguyên vậy”.

Ông Dân chia sẻ, thực tế hiện nay tình trạng khai thác cát sỏi quanh khu vực các công trình giao thông vẫn diễn ra nhưng cần tôn trọng khoảng cách quy định như thượng lưu tối thiểu bằng chiều rộng của cây cầu, còn nếu đạt tiêu chuẩn từ 1,5-2 lần bề rộng cây cầu thì càng tốt; hạ lưu cũng tối thiểu bằng bề rộng của cây cầu. Đó là phạm vi an toàn cho mố trụ cầu.

Theo Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường TP Đà Nẵng, nếu có công trình khai thác cát trong phạm vi cầu thì mố và trụ phải có công trình bảo vệ kỹ lưỡng để chống xói mòn. Công trình đó là vòng vây bảo vệ chống xói lở mố và trụ cầu có thể bằng thép hoặc bê-tông.

Thực tế, ông Dân cho biết làm vòng vây bảo vệ cầu rất tốn kém và nhiều khi ảnh hưởng đến vấn đề lưu thông thủy (tàu bè qua lại) cho nên các cơ quan chức năng thường nghiêm cấm việc khai thác cát tốt hơn là việc làm vòng vây bảo vệ.

Lấy ví dụ đơn cử, ông Dân dẫn chứng cách đây 25 năm, ông đã thực hiện làm mố cầu bảo vệ công trình cầu Nguyễn Văn Trỗi (TP Đà Nẵng) từ năm 1997-2000 bằng cọc ép thép, lúc đó dưới chân cầu cũng bị sói lở nên phải làm vòng vây đảm bảo an toàn từ thời kỳ đó cho đến nay.

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường TP Đà Nẵng lo lắng khi hiện nay trên địa phận tỉnh Quảng Nam, trên sông Vu Gia – Thu Bồn có cầu Hà Nha, Bà Rén, Hà Lam, Cửa Đại… vẫn tồn tại tình trạng khai thác cát sỏi, chính quyền nên cấm việc khai thác cát dưới lòng sông để tránh hệ lụy sau này.

Lý giải điều này, ông Dân cho rằng nếu tiếp diễn tình trạng khai thác cát trên sông sẽ khiến dòng chảy thay đổi, lâu ngày sẽ gây xói mòn mố trụ cầu, nguy hại hơn có thể xói luôn vòng vây (nếu thi công cạn) sẽ xói món nhanh.

Kinh nghiệm cho thấy, ông Dân chỉ rõ, khi thiết kế trụ cầu, các đơn vị kỹ thuật đã tính lưu tốc lớn nhất trong khoảng 100 năm của dòng chảy, tính độ an toàn của trụ cầu và hạt cát ở trụ cầu đường kính bao nhiêu để chống được lưu tốc của dòng chảy và bị xói sâu ra sao? Vì thế đơn vị kỹ thuật sẽ làm trụ cầu sâu hơn đường xói lở ước tính trong 100 năm đó và công trình phòng hộ cũng tương tự như vậy.

Tuy nhiên, khi cầu đã xây dựng và đi vào hoạt động mà tình trạng khai thác cát sau đó diễn ra sẽ biến đổi lòng sông và số liệu khảo sát, thiết kế sẽ khác ban đầu nên nguy cơ trụ cầu bị đổ là hoàn toàn có thể.  

Cho nên cần phải nghiêm cấm tuyệt đối tình trạng khai thác cát sỏ gây nguy hại cho lòng sông, ông Dân nhấn mạnh.  

Kỳ 2: Quản lý khai thác cát sỏi tại Quảng Nam: Tỉnh “nóng”, huyện “lạnh”?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khai thác cát tại Quảng Nam, hệ lụy khôn lường tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714177557 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714177557 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10