Khoảng 65 tỷ USD sẽ chảy khỏi thị trường vốn Trung Quốc vào năm 2024

DIỄM NGỌC 17/12/2023 05:00

Theo Viện Tài chính Quốc tế, dòng tiền trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc có thể chảy ra khoảng 65 tỷ USD vào năm 2024, ngay cả khi Mỹ đã tạm dừng tăng lãi suất.

>>FED tiết lộ câu trả lời cho định hướng chính sách tiền tệ

Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tạm dừng tăng lãi suất, nhưng chênh lệch lãi suất giữa đồng đô la Mỹ và Nhân dân tệ có thể sẽ vẫn tồn tại

Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tạm dừng tăng lãi suất, nhưng chênh lệch lãi suất giữa đồng đô la Mỹ và Nhân dân tệ có thể sẽ vẫn tồn tại

Các nhà phân tích đang kêu gọi Bắc Kinh tập trung vào chính sách nội địa mạnh mẽ hơn để duy trì sự phục hồi kinh tế của đất nước này. Chia sẻ trên SCMP, ông Li Daxiao, chuyên gia kinh tế trưởng tại Yingda Securities cho biết, trong bối cảnh lãi suất Fed đang tạm giữ nguyên và có thể xem xét cắt giảm trong năm tới, chính sách tiền tệ của Trung Quốc và Mỹ có thể trở nên đồng nhất hơn vào năm 2024.

“Khi không còn lo ngại về việc đồng đô la Mỹ mạnh lên sẽ giúp ích cho nền kinh tế Trung Quốc với môi trường bên ngoài tốt hơn. Như vậy, dòng vốn chảy ra có thể bị chậm lại, thậm chí là đảo ngược và chênh lệch lãi suất giữa hai nước sẽ thu hẹp đáng kể. Đồng Nhân dân tệ bị sụt giảm qua đó lấy lại được phần lớn vị thế đã mất”, ông bày tỏ kỳ vọng.

Đưa ra quan điểm thận trọng hơn, một vị giáo sư đại học tại Trung Quốc nhìn nhận, những lợi ích đối với nền kinh tế Trung Quốc có thể đang bị thổi phồng quá mức. Sẽ có một số tác động lan tỏa từ chính sách nới lỏng của Mỹ trong thời gian tới, nhưng yếu tố quyết định vẫn phụ thuộc vào lựa chọn chính sách trong nước. Thực tế, quỹ đạo của nền kinh tế Trung Quốc thường không đồng bộ với những thay đổi chính sách bên ngoài.

Trong một báo cáo của Hiệp hội ngành dịch vụ tài chính toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ đã nêu: “Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tạm dừng tăng lãi suất, nhưng chênh lệch lãi suất giữa đồng đô la Mỹ và Nhân dân tệ có thể sẽ vẫn tồn tại do lập trường ôn hòa của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Cơ quan này đã luôn giữ lãi suất ở mức thấp nhằm hỗ trợ nhu cầu tín dụng vốn yếu đi trong năm nay.

>>Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp cuối cùng của năm 2023

Trong khi đó, chênh lệch lãi suất lớn giữa Trung Quốc và Mỹ làm trầm trọng thêm dòng vốn chảy ra khỏi tài sản bằng đồng Nhân dân tệ, kể từ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất cơ bản vào tháng 3/2022”.

Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cảnh báo, cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc có thể chứng kiến dòng vốn chảy ra 65 tỷ USD vào năm 2024

Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cảnh báo, cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc có thể chứng kiến dòng vốn chảy ra 65 tỷ USD vào năm 2024

Vừa qua, các nhà lãnh đạo hàng đầu nước này cũng đưa ra cam kết sẽ tiếp tục các chính sách hỗ trợ cùng sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ở nhiều lĩnh vực, đồng thời thừa nhận những phức tạp và bất ổn bên ngoài có thể gia tăng trong năm tới.

Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cảnh báo, cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc có thể chứng kiến dòng vốn chảy ra 65 tỷ USD vào năm 2024, do mối quan hệ với phương Tây xấu đi và các lệnh cấm vận công nghệ được áp dụng. Đặc biệt, trái phiếu Trung Quốc đã chứng kiến dòng vốn chảy ra liên tục từ các nhà đầu tư nước ngoài kể từ đầu năm nay.

Rủi ro địa chính trị gia tăng và sự thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư sẽ hạn chế sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc trong năm tới.

Dữ liệu sơ bộ từ IIF cho thấy, đồng Nhân dân tệ đã mất giá tới 6,2% so với đồng đô la Mỹ kể từ đầu năm, suy yếu qua mức 7,3 CNY/USD vào tháng 9 và một lần nữa vào tháng 10. Vào tháng 11, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút 3,7 tỷ USD khỏi cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc, bất chấp sự phục hồi của dòng tiền chảy vào các thị trường mới nổi.

“Chúng tôi ước tính chứng khoán ở thị trường mới nổi đã thu hút khoảng 43,4 tỷ USD vào tháng 11/2023 ngoại trừ Trung Quốc. Kết quả tích cực này đã phá vỡ giai đoạn dòng vốn chảy ra kéo dài 3 tháng trên khắp khu vực này và sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế Mỹ trong năm tới. Như vậy, họ sẽ được hưởng lợi từ lạm phát toàn cầu giảm và các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế tiên tiến trở nên ít “diều hâu” hơn.

Ngược lại, dòng vốn chảy vào Trung Quốc sẽ tiếp tục bị cản trở do rủi ro địa chính trị gia tăng và sự thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư. Mặc dù vậy, dự báo mức tăng trưởng kinh tế thực sự của nước này vẫn cao hơn trong năm tới, do kỳ vọng về sự ổn định của thị trường nhà ở sau cuộc suy thoái kéo dài hai năm, cũng như nhu cầu toàn cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc ở mức vừa phải”, IIF cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp cuối cùng của năm 2023

    05:50, 14/12/2023

  • Hai thái cực cắt giảm lãi suất của FED

    04:30, 14/12/2023

  • Ngóng thông tin lãi suất từ Fed, vàng lao dốc không phanh

    12:00, 12/12/2023

  • Giá vàng tuần tới: Đừng xem nhẹ thái độ “diều hâu” của FED

    11:20, 10/12/2023

  • Chờ đợi sớm lần cắt lãi suất Fed đầu tiên và tác động tới Việt Nam

    12:24, 04/12/2023

  • FED "đau đầu" dung hoà mục tiêu tăng trưởng và lạm phát

    04:30, 04/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khoảng 65 tỷ USD sẽ chảy khỏi thị trường vốn Trung Quốc vào năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO