Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Phát triển mô hình "trục xoay và nan hoa"

NGUYỄN LONG 17/10/2020 16:47

Theo ông Phạm Tuấn Hiệp – Giám đốc chương trình ươm tạo BK Holding - mô hình “nan hoa và trục xoay” là mô hình cần thiết trong triển khai trong thời gian tới.

Sáng nay (17/10), Hội thảo “Các mô hình ươm tạo khởi nghiệp sáng tạo tại phía Bắc, thực tiễn, tiềm năng và những gợi ý đổi mới” đã diễn ra tại BKHUP, do BK-Holdings (Đại học Bách Khoa Hà Nội) tổ chức.

Ông Phạm Tuấn Hiệp – Giám đốc chương trình ươm tạo BK Holding cho biết mô hình “nan hoa và trục xoay” là mô hình cần thiết cần triển khai trong thời gian tới. Mạng lưới theo mô hình trục xoay và nan hoa - gồm các tổ chức hỗ trợ (trục xoay) và các viện nghiên cứu, trường đại học (nan hoa). Trong đó, trục xoay đóng vai trò hỗ trợ và điều phối các nan hoa trong quá trình phát triển công nghệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là bảo hộ sáng chế đối với các công nghệ có tiềm năng và thương mại hóa các sáng chế đó.Toàn cảnh hội thảo“Các mô hình ươm tạo khởi nghiệp sáng tạo tại phía Bắc, thực tiễn, tiềm năng và những gợi ý đổi mới”

Toàn cảnh hội thảo “Các mô hình ươm tạo khởi nghiệp sáng tạo tại phía Bắc, thực tiễn, tiềm năng và những gợi ý đổi mới”

Mô hình này theo đánh giá của ông Hiệp là phù hợp với điều kiện hiện tại trong nước, khi các trường đại học không thể trường nào cũng có thể hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp. "Nên lựa chọn một trường đại học phù hợp đạt điều kiện làm trung tâm, đứng vai trò kết nối với các tổ chức hỗ trợ" - ông Hiệp cho biết.

"Đối với các địa phương cũng nên xây dựng mô hình "trục xoay, nan hoa". Không thể áp dụng chung một công thức xây dựng hệ sinh thái thông thường sẽ lựa chọn theo từng vùng địa lý, cơ cấu chức năng từng ngành, cơ cấu kinh tế” – Giám đốc ươm tạo BK-Holdings cho biết.

Một số địa phương sẽ trở thành trung tâm của cộng đồng khởi nghiệp, có sự tương tác lớn trong kêu gọi đầu tư, kết nối doanh nghiệp, là trung tâm kinh tế, vận dụng thế mạnh của địa phương để triển khai các hoạt động khởi nghiệp.

Cũng tại chương trình, đại diện các học viên đã chia sẻ những kết quả đạt được khi ứng dụng kiến thức khóa đào tạo vào hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại đơn vị mình.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giảng viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) cho biết đã ứng dụng những kiến thức tiếp thu được từ khóa học vào hoạt động khởi nghiệp trong du lịch cộng đồng tại địa phương.

Kết quả đạt được cho thấy số lượng du khách đến các xã gia tăng cả khách trong nước và nước ngoài khi nhiều hộ homestays đã dùng nhiều ứng dụng công nghệ cho định vị, quảng cáo, giới thiệu cảnh đẹp địa phương…Thu nhập từ đó tăng từ 1,5 – 2 lần so với trước khi phát triển du lịch.

“Chương trình “Đào tạo và nâng cao năng lực về khởi nghiệp trong du lịch cộng đồng” sẽ được chúng tôi tiếp tục trải khai mở rộng cho cán bộ quản lý địa phương và đặc biệt là người dân đã và có nguyện vọng phát triển du lịch cộng đồng” – ông Nguyễn Văn Hùng cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Khởi nghiệp nông nghiệp: Trở thành tỷ phú từ trồng nhãn Ido

    Khởi nghiệp nông nghiệp: Trở thành tỷ phú từ trồng nhãn Ido

    05:10, 17/10/2020

  • Đồng Tháp - hình mẫu trong tái cơ cấu kinh tế và khởi nghiệp

    Đồng Tháp - hình mẫu trong tái cơ cấu kinh tế và khởi nghiệp

    04:32, 17/10/2020

  • Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN 2020: Biến nguy thành cơ

    Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN 2020: Biến nguy thành cơ

    03:30, 17/10/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Phát triển mô hình "trục xoay và nan hoa"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO