Khởi nghiệp nông nghiệp: Bỏ phố về nuôi ong làm giàu

Diendandoanhnghiep.vn Nguyễn Văn Toản là một thanh niên tiên phong trong việc xây dựng và phát triển mô hình kinh tế nuôi ong lấy mật, làm giàu cho bản thân, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Dù còn rất trẻ nhưng Nguyễn Văn Toản là một thanh niên mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, đi tiên phong trong việc xây dựng và phát triển mô hình kinh tế nuôi ong lấy mật, làm giàu cho bản thân, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Anh Nguyễn Văn Toản.

Anh Nguyễn Văn Toản.

Trên đường đưa chúng tôi đến thăm trang trại nuôi ong của anh Nguyễn Văn Toản, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải Đào Thị Thu Thủy cho biết: Sinh năm 1988, dù còn rất trẻ tuổi nhưng Toản là một thanh niên mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, với lợi thế từng là cử nhân công nghệ thông tin nên Toản rất nhạy bén trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm của địa phương thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau và bước đầu đã mang lại những hiệu quả cao về kinh tế. Nguyễn Văn Toản là một trong những gương thanh niên tiêu biểu, đi đầu trong phát triển kinh tế ở xã La Pán Tẩn.

Hiện không chỉ có trên 600 thùng ong mật, anh Toản còn nuôi 100 con gà đen và 60 con dúi mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Mô hình nuôi ong của anh còn tạo việc làm cho nhiều thanh niên tại địa phương.

Chúng tôi đến khi anh Toản cùng thợ đang quay dở đợt mật cuối mùa, anh chia sẻ: Gia đình anh vốn đã từng nuôi ong từ rất lâu nhưng chỉ vài tổ để lấy mật ăn. Sau này khi lớn hơn, đi nhiều, đọc nhiều anh nhận thấy ở Mù Cang Chải có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong mật. Vì vậy, khác với bạn bè cùng trang lứa, anh chọn trở về quê hương và chọn nghề nuôi ong để khởi nghiệp.

Vừa nói anh vừa chia sẻ về ưu điểm của giống ong mật bản địa của vùng Mù Cang Chải, anh bảo: Giống ong địa phương số lượng đàn không đông, sản lượng mật ít, chăm sóc đòi hỏi sự kỹ lưỡng hơn nhưng chất lượng mật rất thơm.

Hiện đàn ong của anh Toản được phát triển theo 2 mùa hoa trong năm, từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 11. Anh cho biết, nhiều chủ trang trại thường mang đàn ong đi khắp nơi, nhưng anh cho rằng những loại hoa rừng tại Mù Cang Chải tạo nên những đặc trưng riêng cho mật ong, vì vậy anh chủ yếu khai thác thế mạnh tại địa phương.

Hiện sản lượng mật ong tại cơ sở sản xuất của anh Toản làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó, chủ yếu là tại thị trường Yên Bái, Hà Nội…

Hiện nay với vai trò là Phó Giám đốc Hợp tác xã Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải ở Dế Xu Phình anh Toàn đang triển khai thực hiện Dự án "Sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm ong mật Mù Cang Chải” hướng đến việc sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Dù mới khởi động được hơn gần một năm, song mối liên kết giữa các hộ sản xuất ong mật đã được hình thành với khoảng 900 tổ ong, tạo ra một số lượng sản phẩm lớn. Các buổi tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong, khai thác, thu gom, phòng trị bệnh trên đàn ong được tổ chức, thay thế hoàn toàn cho cách nuôi truyền thống.

Các hộ thành viên còn được tổ chức thi xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, mua sắm dụng cụ, đồ bảo hộ lao động… tạo ra một quy trình sản xuất bền vững. Đặc biệt, mối liên kết giữa nhà quản lý, người sản xuất, nhà tiêu thụ sản phẩm được xây dựng bằng việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty cổ phẩn Du lịch Qfarm, số lượng ít nhất là 3.000 kg/năm.

Anh Nguyễn Văn Toản - Chủ nhiệm Dự án cho biết: "Dự án được thực hiện từ tháng 1/2019 đến hết năm 2020, song nội dung Dự án đã được thực hiện từ năm 2018. Lúc ấy, số lượng đàn ong chỉ mới có gần 400 đàn, xuất bán cho Công ty được 1.000 lít loại mật ong hoa trà rừng. Tuy nhiên, chỉ là sản phẩm thô, Công ty có thể gắn mác thương hiệu sản phẩm của họ.

Theo anh Toản việc xây dựng chuỗi liên kết, tạo ra sản phẩm mang thương hiệu riêng vẫn còn có những khó khăn, do việc nuôi ong tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, trong khi hiện nay biến đổi khí hậu đang là một trở ngại với những người nuôi ong. Bên cạnh đó, khi vào hợp tác xã số lượng thành viên đông, gắn với số lượng đàn ong tăng, đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, công tác quản lý cũng cần bài bản hơn. Vì vậy trong quá trình xây dựng và phát triển anh cùng các thành viên trong hợp tác xã vẫn tiếp tục xây dựng hướng đi cụ thể, với mong muốn sẽ mang thương hiệu mật ong Mù Cang Chải giới thiệu rộng hơn đến các tỉnh, thành trong cả nước.

Tháng 3/2019, chúng tôi đã đăng ký và xây dựng thành công thương hiệu "Mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải”. Tới đây, bên cạnh việc tiếp tục phát triển số lượng đàn ong, đồng thời gắn với nâng cao chất lượng mật, chúng tôi sẽ đầu tư thêm các máy thủy phân để lọc mật, tách nước, diệt nấm, vi khuẩn, tạo nên một sản phẩm xứng đáng với uy tín và thương hiệu mật ong của huyện”. Anh Toản thông tin.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khởi nghiệp nông nghiệp: Bỏ phố về nuôi ong làm giàu tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713480249 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713480249 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10