Khơi thông động lực kinh tế miền Trung

Diendandoanhnghiep.vn Làm sao để miền Trung có nhiều doanh nghiệp “đầu tàu” đứng đầu chuỗi cung ứng là trăn trở của cả chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân nơi đây.

>>> VCCI Đà Nẵng: "Nhạc trưởng" kết nối cộng đồng doanh nghiệp miền Trung

Chia sẻ với DĐDN, ông Nguyễn Tiến Quang - Giám đốc VCCI chi nhánh Đà Nẵng cho rằng, chiến lược phát triển cho TP Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung là khơi thông động lực để doanh nghiệp miền Trung lớn nhanh, có nhiều “sếu đầu đàn” kéo cả cộng đồng doanh nghiệp nơi đây phát triển.

- Vậy theo ông, đâu là giải pháp căn cơ?

Khu vực Miền Trung trong những năm gần đây đã xuất hiện những nhà đầu tư, tập đoàn tư nhân lớn như THACO, Vingroup, Hòa Phát, Sungroup… đã góp phần cải thiện trình độ, quy mô của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tình trạng doanh nghiệp “bản địa” mãi không chịu lớn là sự trăn trở của cả cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền tại khu vực. Muốn khơi thông nguồn lực, thu hút đầu tư, các địa phương tại miền Trung cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ngoài phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần có giải pháp, chính sách đủ hấp dẫn để tập trung thu hút ít nhất 1-5 nhà đầu tư và dự án lớn có khả năng dẫn dắt, lan tỏa, ảnh hưởng đến việc gia tăng GRDP, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế bền vững hơn.

Để thu hút các nhà đầu tư này, các địa phương cần chuẩn bị quỹ đất sạch đủ lớn, đào tạo. Về công tác xúc tiến đầu tư, các tỉnh nên tiếp tục đổi mới, phân loại quy mô dự án, quy mô đầu tư để xúc tiến hiệu quả và có kết quả, dành phần ngân sách Nhà nước đủ lớn để đầu tư hoàn thiện hạ tầng hỗ trợ , đáp ứng nhu cầu của các dự án lớn, nhà đầu tư lớn. Tổ chức rà soát, kiểm soát nguồn lực đất đai, gắn với hoàn thiện quy hoạch để công khai cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận.

Trong đó, các địa phương cần đẩy nhanh xây dựng các khu, cụm công nghiệp mới, nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhà đầu tư, phân loại khu, cụm công nghiệp gắn lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư để đáp ứng tốt hơn nhu cầu doanh nghiệp. Ngoài ra, tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng những lĩnh vực như logistics, y tế, giáo dục...

 Tuyến đường kết nối Đà Nẵng với Chu Lai.

Tuyến đường kết nối Đà Nẵng với Chu Lai.

- Thưa ông, Miền Trung cũng có thế mạnh riêng. Liệu có nên ưu tiên phát huy nội lực trong vùng trước khi nghĩ đến mời gọi bên ngoài?

Không chỉ thu hút nhà đầu tư mới, lực lượng doanh nghiệp hiện có của mỗi địa phương là nguồn lực quan trọng. Vì vậy, cần rà soát số lượng, chất lượng doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ phù hợp để nâng cao năng lực, từ doanh nghiệp nhỏ có thể trở thành doanh nghiệp vừa, tạo ra cộng đồng doanh nghiệp ngày càng liên kết, dẫn dắt, hỗ trợ lẫn nhau phát triển.

Riêng đô thị Đà Nẵng, cần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ngành của thành phố trong giải quyết các chủ trương, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến nhiều sở, ngành cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Rút ngắn khoảng cách từ chủ trương, chính sách, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố đến hành động cụ thể của cấp thực thi.

Tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp là đối tượng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận đất đai. Đẩy mạnh việc đầu tư, hoàn thiện dịch vụ phụ trợ, hỗ trợ tại các khu, cụm công nghiệp của thành phố.

Hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics của nhằm hỗ trợ tốt cho hoạt động sản xuất, thương mại cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại các tỉnh lân cận. Cần có chiến lược, chính sách ổn định giá thuê đất tại khu, cụm công nghiệp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh về thu hút so với các vùng, miền toàn quốc.

Ngoài những chính sách trong thu hút đầu tư, Thành phố cần có những chính sách phát triển, giúp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao, đây cần được xem như chiến lược, khâu đột phá trong thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư những ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, nhiều giá trị gia tăng. Ngoài ra, công tác đào tạo, cung ứng nguồn lao động cũng cần được quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.

- Ông đánh giá như thế nào về vai trò của chính quyền trong phát triển kinh tế ở giai đoạn hiện nay?

Chuyển đổi trạng thái phục vụ, nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền cần ưu tiên hơn cho giải quyết các vấn đề phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế địa phương. Ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi và triển khai sau đại dịch.

Trong một số trường hợp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, chính quyền địa phương cần thay đổi về chủ trương, chính sách, pháp luật theo hướng cầu thị các vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau từ cộng đồng doanh nghiệp. Chính quyền cần quan tâm hơn đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, không đẩy khó khăn, trách nhiệm về phía doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Với hoạt động xúc tiến đầu tư, đi sâu vào từng dự án, các địa phương cần sớm hoàn thiện, cụ thể hóa cơ chế, chính sách, lĩnh vực để nhà đầu tư thuận lợi trong tiếp cận và sớm ra quyết định. Chính quyền địa phương cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư giải quyết hiệu quả các khó khăn vướng mắc giai đoạn hậu đầu tư, doanh nghiệp đang đầu tư.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khơi thông động lực kinh tế miền Trung tại chuyên mục Bài báo in của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714036758 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714036758 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10