Khơi thông nguồn lực đất đai (KỲ II): Đổi mới hệ thống quản lý đất đai

Diendandoanhnghiep.vn Mô hình tổ chức, bộ máy quản lý địa chính, quy hoạch, giá đất gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được quản lý đồng bộ, thống nhất, bảo mật cao là tiền đề đổi mới hệ thống quản lý đất đai.

>>> Khơi thông nguồn lực đất đai (KỲ I): Giao đất phải qua đấu giá

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về năng lực thực thi ở các cơ quan quản lý đất đai là sự đáp ứng chưa đầy đủ, đồng bộ và thống nhất các công cụ cần thiết để thực hiện tối đa chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là năng lực và công cụ vận hành hệ thống quản lý đất đai dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại.

PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ TNMT

PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ TNMT

Vì vậy, xây dựng mô hình về thống nhất bộ máy quản lý, thống nhất hệ thống cơ sở dữ liệu và thống nhất mạng lưới cơ quan định giá đất là yếu tố cần thiết làm tiền đề, cơ sở cho việc đổi mới, đồng bộ, thống nhất hệ thống quản lý đất đai trên toàn quốc, từng bước thực hiện hạch toán tài nguyên đất và ứng dụng chuyển đổi số.

Thứ nhất, thống nhất về bộ máy quản lý: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý đất đai ở Việt Nam trong thời gian tới cần được tổ chức theo mô hình quản lý thống nhất từ Trung ương tới địa phương, dựa trên ứng dụng chuyển đổi số vào xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất theo 3 nội dung chính của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, gồm quản lý cấp Giấy chứng nhận QSD đất, quản lý giá đất, và quản lý quy hoạch sử dụng đất.

Ứng dụng công nghệ GPS, cơ sở dữ liệu lớn bản đồ chuyên đề nhiều lớp, công nghệ trí tuệ nhân tạo, đám mây, chuỗi khối để: thiết lập hệ thống đăng ký và số hóa đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất; xây dựng bản đồ tích hợp quy hoạch sử dụng đất với hệ thống quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh, quốc phòng; sử dụng các công cụ kinh tế, tài chính đất đai để khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai.

Thứ hai, thống nhất hệ thống cơ sở dữ liệu: Hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia cần được quản lý thống nhất, tập trung đảm bảo đồng bộ, chính xác, tin cậy để có thể chia sẻ cho các đối tượng liên quan cùng khai thác và sử dụng; đảm bảo cho hoạt động quản lý điều hành đất nước và của doanh nghiệp trong nhiều ngành, lĩnh vực.

Có thể thấy, hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai là công cụ giúp Chính phủ kiểm soát tốt nhất tài nguyên đất, cung cấp dịch vụ công tốt nhất cho người dân, mở rộng khả năng tiếp cận đất đai cho người dân và doanh nghiệp, góp phần giảm nghèo, giúp tăng GDP theo đầu người và GDP cho cả nước.

Việc chưa có cơ chế định giá đất tối ưu đảm bảo tính chính xác, khách quan đang làm thất thoát ngân sách nhà nước và cũng gây khó cho doanh nghiệp, lúng túng cho cơ quan quản lý nhà nước. Ảnh: Đất vàng 8-12 lê Duẩn, Tp.HCM.

Việc chưa có cơ chế định giá đất tối ưu đảm bảo tính chính xác, khách quan đang làm thất thoát ngân sách nhà nước và cũng gây khó cho doanh nghiệp, lúng túng cho cơ quan quản lý nhà nước. Ảnh: Đất vàng 8-12 lê Duẩn, Tp.HCM.

Hệ thống thông tin đất đai giúp hoàn thiện được cơ chế công khai, chia sẻ thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất, tình trạng giao dịch, giá, quy hoạch, hiện trạng sử dụng đất và BĐS trên đất giúp xây dựng Chính phủ liêm chính theo định hướng của Đảng và Nhà nước, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đem lại các hiệu quả kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, tăng nguồn thu ngân sách quốc gia, giảm chi phí, cải cách TTHC, tạo thuận lợi và thúc đẩy thực hiện các giao dịch về đất đai, cải thiện lòng tin của người dân đối với chính quyền, sự tín nhiệm, quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo công bằng xã hội cho mọi người dân.

Thứ ba, thống nhất mạng lưới cơ quan định giá đất: Việc kiện toàn cơ quan định giá đất của Nhà nước theo định hướng của Nghị quyết số 19-NQ/TW cần phải được xây dựng trên cơ sở cơ quan thẩm định giá đất quốc gia và mạng lưới cơ quan định giá đất trực thuộc các Văn phòng Đăng ký đất đai ở các địa phương đảm nhiệm vai trò xây dựng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục tuân thủ.

Hệ thống cơ sở dữ liệu giá đất, cùng với hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất là tiền đề để Chính phủ có thể sử dụng các công cụ kinh tế, tài chính nhằm khai thác nguồn lực đất đai, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.

Việc định giá đất, xây dựng bản đồ giá đất gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất là tiền đề để ứng dụng công nghệ định giá đất hàng loạt vào xây dựng bản đồ giá đất tới từng thửa đất theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 32 Luật Đất đai.

Hạ tầng thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia là yếu tố cốt lõi để hỗ trợ vận hành công tác chuyên môn, cải cách TTHC cũng như phục vụ cho việc phối, kết hợp với các bên có liên quan.

  



Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khơi thông nguồn lực đất đai (KỲ II): Đổi mới hệ thống quản lý đất đai tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714154609 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714154609 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10