Dù các doanh nghiệp dệt may phục hồi nhưng các khó khăn vẫn còn như vận chuyển hàng, giao hàng xuất khẩu do số lượng container khan hiếm...
LTS: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa kiến nghị Chính phủ cho phép sử dụng số kinh phí còn lại của gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động bị ảnh hưởng đợt bùng phát dịch Covid-19. Bởi hơn lúc nào hết sự an toàn của người lao động chính là sự sống còn của doanh nghiệp.
Dịch COVID-19 gây cho ngành dệt may thiếu đơn hàng khiến 30% công nhân ngành thiếu việc trong tháng 4 và 70% lao động còn lại chỉ làm việc khoảng 60% công suất; có hàng trăm nghìn lao động bị thiếu hoặc mất việc làm.
Đến nay, các doanh nghiệp lớn có trên 1.000 lao động đã chuyển hướng sản xuất các mặt hàng phục vụ mùa dịch như khẩu trang, găng tay, bảo hộ... Doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung khai thác thị trường nội địa và vẫn duy trì được nhịp độ sản xuất.
Dù các doanh nghiệp phục hồi nhưng các khó khăn vẫn còn đó, như vận chuyển hàng, giao hàng xuất khẩu do số lượng container khan hiếm, giá cả thuê container tăng vọt. Việc thu hút lao động làm việc trở lại cũng vô cùng khó khăn do đây là lúc cao điểm của dịch COVID-19. Bên cạnh đó là những khó khăn về tài chính để phục vụ sản xuất, duy trì đội ngũ công nhân lao động…
Thời gian qua, Chính phủ đưa ra hàng loạt gói hỗ trợ, tuy nhiên số doanh nghiệp tiếp cận không nhiều. Giải pháp hiện nay các doanh nghiệp mong đợi từ Chính phủ là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chịu tác động mạnh do dịch bệnh; hoãn và giảm nộp thuế trong năm 2021 tạo điều kiện phục hồi phục sản xuất, trang trải những khó khăn về tài chính.
Đặc biệt, có chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi... Các giải pháp này cần sớm được thực hiện để hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp. Để hỗ trợ doanh nghiệp lâu dài,Chính phủ chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện các bước đàm phán, phê chuẩn các Hiệp định thương mại nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để minh bạch và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Các chương trình xúc tiến thương mại cần được tiếp tục và dài hơi hơn. Trong chiến lược phát triển ngành dệt may, cần chính sách thu hút, cấp phép các dự án dệt nhuộm, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách áp dụng công nghệ 4.0.
Có thể bạn quan tâm
Gián đoạn chuỗi sản xuất và cung ứng khu công nghiệp (Kỳ III): “Hiệu đính” các gói hỗ trợ
11:30, 31/05/2021
115.000 tỷ đồng gói hỗ trợ lần hai: Ưu đãi thuế cần tránh cào bằng
04:00, 18/05/2021
Thủ tướng đã phê duyệt 115.000 tỷ đồng cho gói hỗ trợ lần hai
11:00, 06/05/2021
Gói hỗ trợ kinh tế lần 2 sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn
04:20, 06/05/2021
“Không để ai bị bỏ lại phía sau”: Tập trung cho doanh nghiệp siêu nhỏ
15:00, 05/06/2021
ĐIỂM BÁO NGÀY 04/06: Không để ai bị bỏ lại phía sau
05:30, 04/06/2021