Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ không làm ản với Huawei, đây là quyết định hmang tính hoàn toàn trái ngược so với những công bố của Nhà Trắng ngay trước đó.
Trong một cuộc họp báo vào cuối tuần này, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ không kinh doanh với Huawei. Dẫn nguồn Bloomberg, ông Trump cũng tạm dừng hệ thống cấp phép cho phép các công ty Mỹ được hợp tác cùng Huawei.
“Chúng tôi sẽ không làm ăn với Huawei” - ông Trump khẳng định.
Điều này đi ngược lại với quyết định mới đây khi Nhà Trắng đưa ra quyết định về cấp giấy phép cho các công ty Mỹ khởi động lại hoạt động kinh doanh với Huawei, sau khi Bắc Kinh cho biết họ đang tạm dừng mua hàng nông sản của Hoa Kỳ, theo những người quen thuộc với vấn đề này.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết đã có 50 doanh nghiệp nộp đơn xin giấy phép hoạt động kinh doanh với Huawei và danh sách này đang chờ được phê duyệt.
Trước tuyên bố của Tổng thống Mỹ được đưa ra, Bắc Kinh đã cho rằng Mỹ đang lạm dụng quyền lực, chèn ép lên các doanh nghiệp Trung Quốc. "Việc Mỹ lạm dụng quyền lực nhà nước để cố tình bôi nhọ và đè nén một số doanh nghiệp Trung Quốc cụ thể đang làm hình ảnh và lợi ích của Mỹ suy yếu một cách nghiêm trọng", nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định trong một bài tuyên bố được đăng tải trực tuyến.
Washington đã đưa ra lệnh cấm các cơ quan liên bang mua thiết bị hoặc công nghệ từ các doanh nghiệp của Trung Quốc. Đây được xem là nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn Huawei, tập đoàn đang chịu cáo buộc có liên quan tới tình báo Trung Quốc, theo AFP.
Bên cạnh đó, cũng có khả năng quyết định của Tổng thống Mỹ nhằm đáp trả việc Trung Quốc sẽ ngừng mua hàng nông sản của Mỹ. Cho dù Huawei là một công ty công nghệ nhưng lệnh cấm mới trên của ông Donald Trump chỉ là một đòn trong diễn biến căng thẳng của cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước kéo dài trong suốt thời gian qua.
Bởi trước đấy, vào cuối tháng 6, tại Nhật Bản, điều kiện để Tổng thống Mỹ đồng ý thỏa thuận nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, mà cụ thể là nới lỏng một số hạn chế đối với Huawei, đó là phụ thuộc vào việc Trung Quốc tăng cường mua hàng từ nông dân Mỹ, điều mà Trump đã phàn nàn rằng nước này đã không thực hiện được.
Có thể bạn quan tâm
02:22, 10/08/2019
09:46, 01/07/2019
06:02, 09/06/2019
Tuy nhiên, việc không làm ăn với Huawei đã sớm nhận được những phản đối từ phía các doanh nghiệp Mỹ, một số nhà sản xuất linh kiện điện tử có trụ sở tại Mỹ đã đưa ra báo cáo doanh thu và dự báo nếu sự tranh chấp thương mại tiếp diễn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của họ. Công ty Trung Quốc này là một trong những đối tác mua chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Việc duy trì thị trường Trung Quốc là rất quan trọng đối với vận may của các nhà sản xuất chip như Intel Corp, Qualcomm Inc. và Broadcom Inc., những người đã gửi giám đốc điều hành của họ đến gặp Trump vào tháng Bảy.
Một số công ty như Xilinx Inc. và Micron đã công khai cho biết họ đã xin giấy phép và kêu gọi Mỹ cho phép họ tiếp tục kinh doanh với Huawei. Những công ty này cho rằng nhiều sản phẩm của họ có thể dễ dàng được thay thế bởi các đối thủ nước ngoài khác. Điều này khiến lệnh cấm không hiệu quả mà thậm chí còn gây hại cho ngành công nghiệp.
Tập đoàn công nghệ Huawei đang đối mặt với hàng loạt các rào cản từ Mỹ, từ đưa vào danh sách đen cho tới cấm doanh nghiệp Mỹ bán linh kiện cho hãng này. Các lệnh cấm có khả năng ngăn Huawei tiếp cận các phần cứng cũng như phần mềm quan trọng đối với chip điện thoại và hệ điều hành Android của Google.
Và để hạn chế sự ảnh hưởng cũng như tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mới đây Huawei đã cho ra mắt hệ điều hành HarmonyOS hoàn toàn khác với Android và iOS, tên gọi khác của hệ điều hành này tại thị trường Trung Quốc chính là HongMengOS trùng khớp với nhiều thông tin trước đó.
Huawei công bố HongMengOS sẽ thay thế HĐH Android trên các thiết bị của hãng này nhằm tránh lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trong tuần qua, căng thẳng đã leo thang hơn nữa khi ông Trump nói rằng ông sẽ áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc kể từ ngày 1 tháng 9 và Bộ Tài chính của ông chính thức gán cho Trung Quốc một công cụ thao túng tiền tệ.