Khủng hoảng dịch Covid-19 tại Ấn Độ cảnh báo về hệ thống y tế cho thế giới

Diendandoanhnghiep.vn Khủng hoảng dịch Covid-19 tại Ấn Độ đã phơi bày sự cần thiết trong việc tăng cường năng lực của hệ thống chăm sóc y tế quốc gia.

Các bệnh viện tại Ấn Độ đang rơi vào tình trạng quá tải do số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 gia tăng nhanh chóng

Các bệnh viện tại Ấn Độ đang rơi vào tình trạng quá tải do số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 gia tăng nhanh chóng

Sự gia tăng kỷ lục các trường hợp COVID-19 hàng ngày đã gây áp lực ngày càng lớn lên hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã quá tải của quốc gia Nam Á này. Bệnh nhân đứng chật tại các bệnh viện đông đúc, tình trạng thiếu thuốc men cũng như giường bệnh và ôxy đang trở nên trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, đây cũng là điểm chung của một số quốc gia đang đối phó với dịch bệnh đang bùng phát mạnh trong thời điểm gần đây như Indonesia, Campuchia, Thái Lan…

Theo các chuyên gia, bài học khủng hoảng dịch bệnh cho thấy các quốc gia cần chú trọng nâng cấp hệ thống y tế công cộng để có thể đối phó tốt hơn với các dịch bệnh tương tự như Covid-19 trong tương lai.

Mặc dù quốc gia này có nhiều bệnh viện và chuyên gia y tế giỏi, nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe nhà nước của Ấn Độ là một trong những hệ thống được tài trợ kém nhất trên thế giới, chỉ ở mức hơn 1% GDP. Cứ 1.000 người dân thì có ít hơn một bác sĩ, và con số này còn giảm hơn nữa ở các vùng nông thôn và các bang nghèo hơn.

Tiến sĩ Indu Bhushan, cựu Giám đốc điều hành của Ayushman Bharat, cơ quan cung cấp bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho biết, điều đó cũng có nghĩa là hệ thống y tế ít có khả năng theo dõi quy mô của đại dịch. Ở các vùng nông thôn, hầu hết mọi người được cho là chết tại nhà, nguyên nhân tử vong của họ không được khai báo.

Bên cạnh đó, trong nhiều năm, các chính phủ ở Ấn Độ không coi đây là ưu tiên của việc tăng cường hệ thống y tế công cộng chống lại các bệnh truyền nhiễm. Có rất ít nguồn lực đầu tư được vào cơ sở hạ tầng y tế công cộng như quản lý chất thải, vệ sinh, nước, an toàn thực phẩm, v.v..

Ngân sách được phân bổ cho ngành y tế Ấn Độ trong giai đoạn 2020-2021 chỉ tăng khiêm tốn lên mức 5,7%. Trong khi đó, báo cáo của OECD cho thấy Hoa Kỳ chi tiêu nhiều nhất cho hệ thống y tế, tương đương 16,9% GDP. Pháp và Đức đều chi 11,2% GDP, Ý 8,8% và Thổ Nhĩ Kỳ 4,2%.

“Kết quả là một hệ thống y tế mong manh khiến các bệnh viện có ít giường bệnh hơn mức cần thiết, trong khi nguồn cung cấp thiết bị y tế, thuốc và ôxy không thể chịu tải nổi trước số lượng ca bệnh tăng cao”, ông nói. Dữ liệu mới nhất từ Nghiên cứu về Gánh nặng Dịch bệnh Toàn cầu cho thấy số ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm ở Ấn Độ cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu.

Chính vì vậy, các khoản đầu tư vào hệ thống y tế công cộng liên quan đến việc nâng cấp vật tư y tế và giám sát dịch bệnh đóng một vai trò lớn để đối phó với các dịch bệnh tương tự như Covid-19.

Nhiều nước trên thế giới đang tăng cường hỗ trợ vắc xin cũng như vật tư y tế cho Ấn Độ

Nhiều nước trên thế giới đang tăng cường hỗ trợ vắc xin cũng như vật tư y tế cho Ấn Độ

Trước mắt, trong bối cảnh bùng phát dữ dội, cộng đồng quốc tế đã chung tay giúp đỡ Ấn Độ kiểm soát dịch Covid-19 để cứu trợ cho hệ thống y tế Ấn Độ đối phó với dịch bệnh. Trung Quốc 23/4 cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ theo nhu cầu của Ấn Độ.

Trong cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 26/4, Tổng thống Mỹ khẳng định quyết tâm hỗ trợ Ấn Độ ứng phó với làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới. Cụ thể, Mỹ sẽ cung cấp tất cả sự hỗ trợ, trong đó có việc chuyển khẩn cấp các vật tư và thiết bị y tế cần thiết để giúp Ấn Độ chống dịch.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN, người đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết, Ấn Độ sẽ nhận được lô vaccine Sputnik V ngừa Covid-19 đầu tiên của Nga ngay trong ngày 1/5 tới.

Trước đó, công ty dược phẩm Nga Pharmasyntez cho biết đã sẵn sàng vận chuyển 1 triệu thùng thuốc kháng virus Remdesivir tới Ấn Độ vào cuối tháng 5 tới nhằm giúp nước này chống lại sự gia tăng của các ca lây nhiễm Covid-19. Đồng thời, WHO đang tăng tốc hỗ trợ cho Ấn Độ thông qua sáng kiến Covax - chương trình toàn cầu nhằm đảm bảo các quốc gia được tiếp cận với vắc xin và các phương pháp điều trị khác.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khủng hoảng dịch Covid-19 tại Ấn Độ cảnh báo về hệ thống y tế cho thế giới tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714439759 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714439759 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10