Kiểm soát việc huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản

DIỆU HOA 30/08/2022 13:22

Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị yêu cầu kiểm soát huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh đầu cơ, thao túng, thổi giá.

>>Doanh nghiệp địa ốc thích ứng với thời kỳ "đói" vốn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định

Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước, và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp địa ốc thích ứng với thời kỳ

    Doanh nghiệp địa ốc thích ứng với thời kỳ "đói" vốn

    03:00, 23/08/2022

  • Doanh nghiệp địa ốc và những lời hứa (KỲ 1): "Mật ngọt" giăng sẵn

    08:02, 14/07/2022

  • Năm "trả nợ" trái phiếu địa ốc

    06:02, 11/07/2022

Giao Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng nhà nước kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm.

Đồng thời yêu cầu Bộ này chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán đúng quy định pháp luật; tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh...) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển.

Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với thực tế đối với bất động sản nhằm góp phần khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất, đảm bảo động viên nguồn thu hợp lý, ổn định cho ngân sách nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án nhà ở, bất động sản để hỗ trợ, tăng nguồn cung cho thị trường. Theo dõi và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp nghiên cứu, rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc đấu giá quyền sử dụng đất (pháp luật về đấu giá, pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý thuế) bảo đảm thống nhất và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

NHNN theo dõi, giám sát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản

Thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo các địa phương ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật. Kiểm tra, rà soát các chỉ tiêu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phù hợp về quy hoạch đất của các ngành nghề, lĩnh vực đảm bảo hài hoà hợp lý, tránh chồng lấn, phát sinh khiếu kiện.

Ngoài ra, TTg giao NHNN theo dõi, giám sát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, cho vay đối với lĩnh vực bất động sản bảo đảm đúng quy định của pháp luật; khẩn trương xem xét ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ.

Trên thực tế, trước các biện pháp "siết chặt" dòng việc phát hành trái phiếu và loạt vướng mắc trong thủ tục đầu tư vẫn "chờ luật", thị trường bất động sản sau thời gian tăng nóng đã bắt đầu chững lại. Thị trường đối mặt với các rủi ro dự án có thể bị dở dang, thanh khoản thị trường bất động sản giảm, nợ xấu theo đó tăng, chứng khoán giảm, kéo theo giảm đà phục hồi kinh tế...

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng "nếu Việt Nam không cẩn thận sẽ giống Trung Quốc”, ông Lực nói và nhấn mạnh “việc kiểm soát và ứng xử hợp lý là vô cùng quan trọng”.

Trong khi đó, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cũng cho rằng các doanh nghiệp BĐS đang gặp vướng mắc về vốn đối với kênh TPDN. Do đó, cần xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, dài hạn cho thị trường này thông qua việc sớm xây dựng đạo luật về TPDN.

Ông nhấn mạnh từ nay đến cuối năm phải ra được Nghị định 153 sửa đổi về phát hành TPDN cũng như khuyến khích các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu.

Các doanh nghiệp BĐS có dư nợ trái phiếu lớn, thời gian đáo hạn trong kỳ tới cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi trả, bao gồm mạnh dạn phát hành trái phiếu mới hoặc bán các dự án, tài sản dở dang.

Có thể bạn quan tâm

  • Giá bất động sản đi ngang, nhà đầu tư tìm cách

    Giá bất động sản đi ngang, nhà đầu tư tìm cách "thoát hàng"

    03:00, 30/08/2022

  • Tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định

    Tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định

    00:15, 30/08/2022

  • Triển vọng công nghệ tương lai ngành bất động sản

    Triển vọng công nghệ tương lai ngành bất động sản

    16:25, 29/08/2022

  • Thị trường bất động sản chờ nới “room” tín dụng

    Thị trường bất động sản chờ nới “room” tín dụng

    03:00, 29/08/2022

  • Xu hướng bất động sản cuối năm

    Xu hướng bất động sản cuối năm

    03:00, 27/08/2022

  • Bất động sản nghỉ dưỡng Nghệ An đứng trước cơ hội vươn tầm quốc tế

    Bất động sản nghỉ dưỡng Nghệ An đứng trước cơ hội vươn tầm quốc tế

    09:00, 26/08/2022

  • Tiềm năng bất động sản công nghiệp Hải Dương

    Tiềm năng bất động sản công nghiệp Hải Dương

    17:03, 25/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kiểm soát việc huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO