Kiên Giang: Hướng tới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Kiên Giang chú trọng tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực.

 Tỉnh Kiên Giang chú trọng tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực. Ảnh: Quốc Tuấn

Tỉnh Kiên Giang chú trọng tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực. Ảnh: Quốc Tuấn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, dù hình dịch bệnh Covid-19 làm gián đoạn chuỗi sản xuất, nông lâm nghiệp thuỷ sản nhưng tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn hoàn thành mục tiêu đề ra. 

Đồng thời giai đoạn 2021 - 2030, Sở vẫn tham mưu cho tỉnh vẫn tập trung các giải pháp đột phá nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, phát triển nông nghiệp nhằm đồng bộ giải pháp khoa học về giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, cơ giới hóa… đưa ngành nông nghiệp đi trước 1 bước trong áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Vượt qua dịch bệnh duy trì sản xuất nông nghiệp

Trong 9 tháng đầu năm 2021, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cuả tỉnh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn như: xâm nhập mặn, dịch tả lợn châu phi, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đã làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh. Tuy nhiên, Sở đã phối với ngành chức năng đã chủ động ứng phó, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; quản lý, vận hành điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nên đã giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất.

Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng lúa 03 vụ (Mùa, Đông xuân, Hè thu) của toàn tỉnh ước đạt 624.605 ha, giảm 1,75% (giảm 11.126 ha) so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch là 4.012.48 tấn (giảm 20.431 tấn), giảm 0,51% so với cùng kỳ.

Về chăn nuôi: dịch bệnh được kiểm soát nhưng đang diễn biến phức tạp, bệnh tả heo châu Phi đã xuất hiện trở lại (huyện Châu Thành đã xuất hiện 2 ổ bệnh, tiêu hủy 34 con heo) và bệnh nổi cục ở da trâu, bò cũng đã xuất hiện ở một số nơi trên địa bàn tỉnh. Do vậy, ngành chăn nuôi của tỉnh đang đứng trước rất nhiều khó khăn. Để khôi phục và phát triển chăn nuôi, ngành nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo, triển khai nhanh mô hình chăn nuôi an toàn sinh học trên các đối tượng vật nuôi, nhất là đối với chăn nuôi heo.

Về lâm nghiệp: Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên việc trồng rừng tập trung trong năm theo kế hoạch chưa triển khai được. Các ngành chức năng thường xuyên phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức về phòng chống cháy rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, duy trì thường xuyên công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại. Thực hiện kế hoạch khoanh nuôi, chăm sóc rừng trong năm, đến nay đã có 6.520 ha rừng được chăm sóc, giảm 16,62% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 400 ha, tăng 2,56% so cùng kỳ và diện tích rừng được khoán bảo vệ là 9.308 ha, giảm 0,77% so cùng kỳ.

Về thuỷ sản giá trị sản xuất thủy sản ước tính tháng 9 đạt 3.388,97 tỷ đồng, tăng 10,28% so với tháng trước, tăng 13,94%. Tính chung 9 tháng, ước đạt 25.462,97 tỷ đồng, đạt 76,89% kế hoạch năm, tăng 2,47% so cùng cùng kỳ.

Đưa công nghệ phát triển nông nghiệp

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, dù tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát nhưng giai đoạn 2021 - 2030, Sở vẫn tập trung các giải pháp đột phá nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, phát triển nông nghiệp trên nguyên tắc ứng dụng đồng bộ giải pháp khoa học về giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, cơ giới hóa, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, toàn tỉnh đã triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản… Thời gian qua, một số công nghệ tiên tiến khác đang được áp dụng hiệu quả ở Kiên Giang, như: Ứng dụng công nghệ hiện đại để chọn tạo giống lúa ngắn ngày chống chịu mặn, năng suất cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và phục tráng các giống lúa mùa đặc sản của địa phương; Phân lập giống gốc và sản xuất phôi các loại nấm có giá trị kinh tế cao; Ứng dụng công nghệ GIS để đánh giá, theo dõi mô hình sản xuất lúa - tôm; Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả lợi nhuận cho người sản xuất…

Trong thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát Sở đang phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh đẩy mạnh phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm số lượng lớn, tập trung, chất lượng đồng đều và đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhất là chú trọng những sản phẩm hàng hóa nông sản chủ lực. Sở cũng tiếp tục đầu tư, nghiên cứu chọn tạo giống lúa mới bằng phương pháp nuôi cấy túi phấn, ứng dụng công nghệ tế bào như phát triển kỹ thuật nuôi cấy hạt phấn, để rút ngắn quá trình tạo dòng thuần, kết hợp thanh lọc mặn các dòng lúa ở giai đoạn mô sẹo nhằm chọn ra các dòng tái sinh có khả năng chống chịu mặn… Đồng thời, chọn tạo và phát triển các giống năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu đối với các cây trồng chủ lực theo định hướng xuất khẩu.

Sở cũng tham mưu cho ngành chức năng trong tỉnh thực hiện các dự án, đề tài liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, khoa học công nghệ vào sản xuất; nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất nuôi trồng thủy sản năng suất, chất lượng cao theo hướng an toàn, bền vững, hiệu quả…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kiên Giang: Hướng tới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713487378 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713487378 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10