Kiên Giang: Quyết tâm tạo bước đột phá từ cải cách hành chính

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Kiên Giang quyết tâm bằng những hành động cụ thể sẽ cải cách hành chính và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, không chạy theo hình thức mà bằng thực chất, hướng đến người dân và DN.

>>> Kiên Giang: "Khơi thông" nhiều ách tắc liên quan đến hạ tầng, đầu tư, thủ tục hành chính

Sáng 22/8, tại TP Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính và Chỉ số Năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2022.

Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính và Chỉ số Năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2022.

Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính và Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Kiên Giang năm 2022

Tóm tắt kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) và Chỉ số Năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2022, ông Huỳnh Xuân Luật - Phó Giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh Kiên Giang cho biết, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 248/KH-UBND ngày 31/12/2021 về công tác CCHC năm 2022, có 22/22 sở, ban, ngành tỉnh và 15/15 UBND huyện, thành phố đã xây dựng và ban hành kế hoạch cụ thể hóa công tác CCHC năm 2022 để triển khai thực hiện ở từng cơ quan và địa phương.

Mục tiêu hoàn thành chuyển đổi số

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 41-KH/TU ngày 12/01/2022 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính theo Chương trình tổng thể CCHC nhà nước của Chính phủ 5 năm giai đoạn 2021-2025. Theo đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 23/02/2022 về thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước 5 năm giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Thực hiện Kế hoạch số 39/KH-UBND, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND ngày 15/02/2022 ban hành Bảng tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả công tác CCHC trên địa bàn tỉnh Kiên Giang…

Về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Tỉnh đã ban hành tổng số 27 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 12 nghị quyết của HĐND tỉnh và 15 quyết định của UBND tỉnh.

Về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã kiểm tra 04 quyết định do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành. Qua kiểm tra văn bản được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày.

ng Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) góp ý về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Kiên Giang

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ tại hội nghị

Về công tác rà soát, kiến nghị, xử lý và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: đã ban hành danh mục văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh hết hiệu lực năm 2021, gồm 91 văn bản hết hiệu lực toàn bộ (53 nghị quyết, 38 quyết định) và 04 văn bản hết hiệu lực một phần (03 nghị quyết, 01 quyết định). Tỉnh đã rà soát và xử lý xong 13 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 03 nghị quyết, 10 quyết định.

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã tiếp nhận 65.137 hồ sơ, tăng 132,51% so với cùng kỳ (trực tuyến 12.095 hồ sơ, trực tiếp và bưu chính công ích 19.888 hồ sơ). Kết quả, đã giải quyết 30.329 hồ sơ, đạt 46,56%, trong đó, trước hạn 13.071 hồ sơ, đúng hạn 15.866 hồ sơ, trễ hạn 1.392 hồ sơ; hồ sơ đang giải quyết 34.050 hồ sơ, trong đó trong hạn 33.632 hồ sơ, quá hạn 418 hồ sơ; rút trả hồ sơ 758 hồ sơ.

Theo ông Luật, bên cạnh mặt tích cực đạt được vẫn còn một số sở, ngành và địa phương chưa kịp thời cụ thể hóa triển khai kế hoạch của UBND tỉnh về CCHC. Việc ban hành quyết định công bố danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh thực hiện còn chậm; vẫn còn trường hợp hồ sơ TTHC giải quyết quá hạn; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy còn chậm; triển khai thực hiện sắp xếp, sáp nhập một số đơn vị sự nghiệp nhằm thu gọn đầu mối còn hạn chế.

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

Phân tích kết quả chỉ số CCHH và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 của tỉnh Kiên Giang, ông Phạm Minh Hùng – Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính, Bộ Nội vụ, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Cải cách Hành chính của Chính phủ cho biết, đánh giá 8 Chỉ số thành phần của Kiên Giang thì có 5/8 Chỉ số thấp hơn giá trị trung bình của cả nước. Chỉ số tốt nhất là Chỉ số “Cải cách TTHC” (đạt 96,09%), Chỉ số “Cải cách tổ chức bộ máy” và chỉ số “Xây dựng, tổ chức thực hiện VBQPPL”.

ng Phạm Minh Hùng – Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính, Bộ Nội vụ, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Cải cách Hành chính của Chính phủ

Ông Phạm Minh Hùng – Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính, Bộ Nội vụ, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Cải cách Hành chính của Chính phủ phân tích kết quả Chỉ số CCHH và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 của tỉnh Kiên Giang

03 Chỉ số giảm sâu so với trung bình cả nước và tác động lớn đến kết quả PAR Index 2021 của Kiên Giang: Chỉ đạo điều hành CCHC còn thấp do chưa xử lý triệt để các tồn tại, hạn chế qua kiểm tra CCHC; chưa hoàn thành một số nhiệm vụ CP, TTg giao; chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo triển khai CCHC).

Cải cách tài chính công thấp do: Chậm giải ngân vốn đầu tư công; chưa thực hiện xong kết luận thanh tra, kiểm toán vể tài chính ngân sách; còn bất cập trong quản lý tài sản công, sắp xếp lại nhà, đất,…).

Tác động của CCHC đến người dân, DN và PT KT-XH thấp do SIPAS thấp; GRDP, thu ngân sách, phát triển DN, thực hiện chỉ tiêu KT-XH đều thấp so với yêu cầu,…

Ông Hùng cũng đưa ra một số khuyến nghị: Mục tiêu, nhiệm vụ CCHC hàng năm của tỉnh phải cụ thể, rõ ràng, bám sát chủ trương, định hướng của Chính phủ tại Nghị quyết 76 và các văn bản khác có liên quan.

Phát huy vai trò của cơ quan thường trực CCHC của TP (Sở Nội vụ); nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ngành, huyện trong triển khai nhiệm vụ CCHC; nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo CCHC của Tỉnh.

Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp: Tập trung các giải pháp cải tiến chất lượng dịch vụ trên cơ sở thông tin thu thập qua khảo sát như: tỷ lệ người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần mới giải quyết xong TTHC; đẩy mạnh dịch vụ công mức 3, 4; rút ngắn thời gian, đơn giản hóa TTHC; mở rộng hình thức thông tin; nâng cao năng lực của công chức; nâng cao hiệu quả sử dụng các dịch vụ tiện ích như thanh toán trực tuyến; bưu chính công ích,...

Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại Bộ phận Một cửa cấp xã, phường: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho công chức; Thái độ, tác phong, lề lối làm việc, kỹ năng giao tiếp khi hướng dẫn, giải quyết công việc cho người dân, tổ chức.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh những trường hợp sách nhiễu, vô cảm, tiêu cực của công chức khi giải quyết công việc cho người dân, tổ chức (triển khai có hiệu quả các kênh tiếp nhận thông tin, PAKN).

Xây dựng hình ảnh chính quyền năng động, thân thiện

Ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Dự án PCI cho biết, tính đến nửa đầu năm 2022, toàn tỉnh Kiên Giang có 11.421 doanh nghiệp, đứng thứ 3 vùng đồng bằng sông Cửu Long (sau Long An, Cần Thơ). Trong đó, TP Phú Quốc có 4.427 DN với tổng vốn đăng ký 120.440 tỷ đồng, chiếm 38,76% về số lượng và 64,39% về vốn đăng ký. 

Ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Dự án PCI

Ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Dự án PCI

Năng lực thu hút dự án đầu tư khá tốt so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL: Tính đến tháng 6/2022, Kiên Giang thu hút đầu tư được khoảng 800 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 600.000 tỉ đồng. Trong đó, có hơn 350 dự án đã đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư gần 110.000 tỉ đồng.

Theo ông Tuấn, trong PCI 2021, Kiên Giang đạt điểm số 59,73, xếp thứ 60 toàn quốc. Điểm số PCI của Kiên Giang thấp hơn trung vị cả nước trong 3 năm gần nhất.

Tuy nhiên, doanh nghiệp tại Kiên Giang đưa ra những đánh giá tích cực về chính quyền tỉnh trong những năm gần đây: 75% DN tin tưởng rằng lãnh đạo địa phương đã hành động để thực hiện các cam kết cải thiện môi trường kinh doanh của mình; 69% cho biết, chủ trương, chính sách của tỉnh, thành phố đối với việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động là ổn định và nhất quán…

Niềm tin vào các cơ chế pháp lý tại địa phương được củng cố: Tỷ lệ DN tin tưởng vào khả năng bảo vệ của pháp luật về đề bản quyền hoặc thực thi hợp đồng (96% đồng ý); Toà án các cấp của tỉnh tử các vụ kiện kinh tế đúng pháp luật (93% đồng ý); Các cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp dùng luật để khởi kiện khi có tranh chấp (90% đồng ý); Phán quyết của toà án là công bằng (95% đồng ý)…

Dù đất đai vẫn là lĩnh vực cần nhiều nỗ lực cải thiện, kết quả trong năm 2021 cho thấy tỉnh Kiên Giang có kết quả tốt hơn nhiều địa phương trong vùng. Cụ thể, số ngày chờ đợi để được cấp GCNQSDĐ là 8,5 ngày, trong khi ở một số địa phương như Tiền Giang, Sóc Trăng là 30 ngày.

DN tư nhân không gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh: 83% doanh nghiệp ở Kiên Giang đồng ý, trong khi ở một số địa phương khác là 41%, 42 %. Thông tin, dữ liệu về đất đai được cung cấp thuận lợi, nhanh chóng; Sự thay đổi bảng giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá thị trường.

Toàn cảnh hội nghị

Đông đảo lãnh đạo các sở ngành, thành phố tham dự hội nghị

Ông Tuấn đưa ra các khía cạnh có thể cải thiện: Cần nâng cao chất lượng thực thi cấp sở ngành và cấp huyện; Cần giải quyết một số khó khăn liên quan đến thủ tục hành chính đất đai và mở rộng mặt bằng kinh doanh. Việc giảm phiền hà cần thực hiện mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực thuế; Cần tiếp tục giảm thiểu gánh nặng thanh tra kiểm tra.

Tăng cường triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong khuôn khổ Luật hỗ trợ DNNVV: Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết đã thụ hưởng lợi ích từ một số chương trình nêu trong Luật Hỗ trợ DNNVV khá thấp. Bên cạnh đó, cần có các hoạt động nâng cao hiểu biết cho doanh nghiệp trong tỉnh về các FTA Việt Nam đã ký kết.

Ông Đậu Anh Tuấn cũng đưa ra một số khuyến nghị giải pháp: Tỉnh Kiên Giang cần tích cực, chủ động và sáng kiến để xây dựng phương án, tổ chức thực thi các chương trình, giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương trong năm 2022 và những năm tiếp theo dựa trên các Nghị quyết của Chính phủ.

Đồng thời, tỉnh cũng cần rà soát lại môi trường kinh doanh theo từng lĩnh vực từ kết quả điều tra PCI 2021, đặc biệt các lĩnh vực cần cải thiện. Các cơ quan chính quyền địa phương cần tăng cường công khai minh bạch thông tin trên website cơ quan chính quyền, đặc biệt là việc đăng tải đầy đủ các thông tin như các quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, các dự án đầu tư công, đấu thầu, các dự án kêu gọi đầu tư, các dự án đối tác công tư.

Địa phương cần tiếp tục quan tâm đến các giải pháp tạo quỹ đất sạch cho doanh nghiệp. Đồng thời đầu tư công trình trọng điểm cho các huyện, nhất là về giao thông, khu - cụm công nghiệp.

Tăng cường gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp ở nhiều cấp độ: chung của tỉnh, theo lĩnh vực từng sở, ngành, theo địa bàn của huyện thị, theo nhóm doanh nghiệp với những vấn đề chung… Cần đảm bảo các cuộc gặp mặt, đối thoại này có sự tham gia của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Xây dựng hình ảnh chính quyền năng động, thân thiện; chuyển tư duy từ "cho phép”, "cấp phép” sang tư duy "phục vụ”, chuyển mạnh  từ “tháo gỡ khó khăn” sang “tạo thuận lợi” cho doanh nghiệp...

Chú trọng vai trò, tiếng nói cộng đồng doanh nghiệp

Chia sẻ tại Hội nghị, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho rằng: PCI là một bộ chỉ số để đánh giá về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố, trong đó có đánh giá kết quả về cải cách hành chính cho doanh nghiệp theo Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 Thủ tướng Chính phủ về khung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) góp ý về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Kiên Giang 

Điều này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của PCI như một công cụ hữu hiệu đo lường chất lượng điều hành kinh tế và thúc đẩy cải cách hành chính ở cấp tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, chỉ số PCI cũng là một cơ sở tin cậy quan trọng được các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham khảo trong quyết định chọn lựa địa điểm đầu tư và kinh doanh. 

Qua nghiên cứu, cập nhật thông tin về tình hình KT-XH và định hướng thu hút đầu tư của tỉnh, VCCI nhận thấy tỉnh Kiên Giang còn rất nhiều không gian để cải cách. Tuy nhiên, tốc độ cải cách cần mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa để có thể khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế của mảnh đất này.

VCCI đề nghị tỉnh nghiên cứu thành lập mô hình hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư theo hướng tập trung một đầu mối để giảm chi phí thực hiện TTHC cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành, quận huyện (DDCI). Đây đều là các mô hình được các tỉnh, thành phố thực hiện hiệu quả trong nhiều năm qua.

"Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh vai trò đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại tỉnh là vô cùng quan trọng, nhất là giai đoạn phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19. Để đảm bảo chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn, VCCI đề nghị các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kiên Giang chú trọng tới vai trò, tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chính sách, giám sát thực thi chính sách tại tỉnh".

Năm 2022 là năm tập trung phục hồi phát triển kinh tế xã hội, khơi thông các nguồn lực cho cộng đồng doanh nghiệp để nền kinh tế Việt Nam bức phá nhanh hơn trong những năm sắp tới; cần có sự đồng hành, chung tay của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương và hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp.

“Quyết tâm của lãnh đạo tỉnh chưa đủ mà cần sự đồng lòng của cả hệ thống, tránh tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Tôi tin tưởng rằng, năm 2022 sẽ đem lại sức sống mạnh mẽ cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng. VCCI cam kết đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan của tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới” - Chủ tịch VCCI khẳng định.

ng Nguyễn Trọng Thừa – Thứ tưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính của Chính phủ

Ông Nguyễn Trọng Thừa – Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính của Chính phủ

Quy trách nhiệm người đứng đầu

Phát biểu chỉ đạo, ông Nguyễn Trọng Thừa – Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính của Chính phủ cho biết: Cải cách hành chính có 6 nội dung chính: Cải cách về thể chế, thủ tục hành chính, bộ máy, năng lực cán bộ công chức, tài chính, chính phủ điện tử. Trong tỉnh cũng cần phải có sự cải cách, từng cơ quan, từng thành phố, huyện, xã.

Kinh nghiệm của thế giới cũng như trong nước, trong tỉnh, trong mỗi gia đình, những ai luôn luôn đổi mới, khát vọng, khát khao thì nơi đó sẽ đổi mới, phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy người đứng đầu cực kỳ quan trọng, phải đổi mới tư duy, khát vọng, cải cách.

Ông Thừa cũng đưa ra quan điểm: Quy trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo điều kiện thực thi dân giám sát, dân thụ hưởng… Có cơ chế chính sách động viên, khích lệ và phát huy tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám đột phá vì cái chung, trên cơ sở quy định của pháp luật; chính sách khen thưởng, đề bạt công bằng, minh bạch đúng với năng lực làm việc.

Ông Thừa cũng tin tưởng, với sự quan tâm sát sao và tinh thần cầu thị của tập thể lãnh đạo tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh, nhất là sự sáng tạo, tiên phong và trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, Kiên Giang sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu cao hơn nữa trong công tác CCHC, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; hướng tới xây dựng và hoàn thiện chính quyền chuyên nghiệp, hiện đại và thân thiện để nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người dân địa phương trong thời gian tới.

Nguyễn Thanh Nhàn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang

Ông Nguyễn Thanh Nhàn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phát biểu tiếp thu, kết luận hội nghị

Ông Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bày tỏ quan điểm: Tỉnh Kiên Giang quyết tâm bằng những hành động cụ thể sẽ cải cách hành chính và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, không chạy theo hình thức mà bằng thực chất, cam kết hướng đến người dân và doanh nghiệp.

Ông Nhàn cho biết, trước mắt, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thường xuyên rà soát, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính không cần thiết, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Đẩy mạnh nâng cấp, cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo hướng thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng, nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số PAR INDEX và PCI. Kịp thời tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh công bố danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh để các cá nhân, tổ chức biết, thực hiện đúng trình tự, thủ tục.

Khắc phục tình trạng giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hẹn; việc tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức quá hạn. Đẩy mạnh đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền công tác cải cách hành chính, những nội dung liên quan đến các Chỉ số: PCI, PAR INDEX, PAPI, SIPAS.

“Trước mắt, tôi đề nghị thực hiện tốt việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, vì đây là một nội dung quan trọng góp phần giảm thiểu giấy tờ khi cá nhân, tổ chức yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, cũng như nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức; cải thiện các tiêu chí liên quan đến việc khảo sát mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với việc giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền các cấp”.

Ông Nhàn cũng tiết lộ, Phú Quốc được chọn là mô hình điểm để triển khai chuyển đổi số, đô thị số sau đó sẽ nhân rộng ra toàn tỉnh. Tỉnh Kiên Giang sẽ dồn lực cho Phú Quốc thực hiện thành công mô hình này.

“Với tinh thần “nói đi đôi với làm” Kiên Giang sẽ khắc phục được những hạn chế tồn tại qua đó sẽ làm thay đổi kết quả các chỉ số” - ông Nhàn khẳng định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kiên Giang: Quyết tâm tạo bước đột phá từ cải cách hành chính tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714102675 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714102675 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10