Kiến nghị sớm khởi động lại dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Nguyễn Phước 18/10/2018 15:48

Sở NN&PTNT TP HCM kiến nghị sớm khởi động lại dự án chống ngập vì việc tạm dừng thi công làm ảnh hưởng đến các hạng mục dưới nước, tăng nguy cơ gây xói lở, ảnh hưởng chất lượng và tiến độ công trình.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP HCM vừa có văn bản báo cáo UBND thành phố về việc thay đổi tiêu chuẩn, mác thép chế tạo, lắp đặt cơ khí cửa van dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) trị giá gần 10.000 tỷ đồng.

Sở NN&PTNT cho rằng, việc thay đổi vật liệu thép trong quá trình thực hiện dự án đã giúp giảm kinh phí đầu tư cửa van gần 87 tỷ đồng, đã được Sở NN&PTNT phân tích, so sánh, đánh giá kỹ về cơ tính, độ bền, tính kinh tế, tính ăn mòn và khả năng chịu lực…

Việc thay đổi vật liệu thép trong quá trình thực hiện dự án đã giúp giảm kinh phí đầu tư cửa van gần 87 tỷ đồng, đã được Sở NN&PTNT phân tích, so sánh, đánh giá kỹ về cơ tính, độ bền, tính kinh tế, tính ăn mòn và khả năng chịu lực…

Liên quan đến thông tin dự án sử dụng tiêu chuẩn thép cửa van giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công không có trong thiết kế cơ sở đã được UBND thành phố phê duyệt, Sở NN&PTNT khẳng định "việc liên danh tư vấn giám sát hợp đồng cho rằng Trung Nam BT 1547 đã sử dụng tiêu chuẩn thép Trung Quốc GB T1591-2008 hay GB T1591-2015 nhưng chưa được người quyết định đầu tư phê duyệt là không đúng với bản chất hồ sơ, thực tế các tiêu chuẩn này đã được UBND TP phê duyệt tại hạng mục cống Mương Chuối của dự án".

Sở NN&PTNT cho rằng, việc thay đổi vật liệu thép trong quá trình thực hiện dự án đã giúp giảm kinh phí đầu tư cửa van gần 87 tỷ đồng. Việc sử dụng thép hợp kim chất lượng cao S355 (thép đen) thay cho thép không gỉ SUS304 đã được Sở NN&PTNT phân tích, so sánh, đánh giá kỹ về cơ tính, độ bền, tính kinh tế, tính ăn mòn và khả năng chịu lực… Điều này được thể hiện rõ trong báo cáo gửi UBND thành phố trước đây.

Cũng theo văn bản trên thì việc thay đổi vật liệu thép không ảnh hưởng đến chất lượng của công trình, vẫn đảm bảo về cơ tính và lý tính,… đã được tư vấn thiết kế áp dụng tại các tiêu chuẩn thiết kế và đã được đơn vị tư vấn thẩm tra có ý kiến thống nhất. Và sở này cũng đề nghị Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 có văn bản báo cáo chấp thuận chủ trương thay đổi vật liệu thép cửa van và chính quyền thành phố chấp thuận chủ trương này.

Cũng liên quan đến vật liệu thép, đáng chú ý, theo điều 10 trong hợp đồng BT giữa UBND TP và Công ty Trung Nam không quy định vật liệu thép phải có nguồn gốc xuất xứ là các nước tiên tiến  thuộc nhóm G7 sản xuất.

Theo văn bản của Sở NN&PTNT thì việc thay đổi vật liệu thép không ảnh hưởng đến chất lượng của công trình, vẫn đảm bảo về cơ tính và lý tính,…

Theo văn bản của Sở NN&PTNT thì việc thay đổi vật liệu thép không ảnh hưởng đến chất lượng của công trình, vẫn đảm bảo về cơ tính và lý tính,…

Theo Sở NN&PTNT, việc thay đổi mác thép ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công là tối ưu hóa sản phẩm thiết kế, đã được tư vấn thẩm tra, đảm bảo về mặt kỹ thuật, kết cấu, tăng khả năng chịu lực, hiệu quả về kinh tế, phù hợp với các quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đã được UBND thành phố phê duyệt trong dự án. Việc thay đổi này cũng được Bộ Xây dựng, UBND thành phố, Kiểm toán Nhà nước thống nhất.

Tuy nhiên, để đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, Sở NN&PTNT kiến nghị UBND thành phố yêu cầu Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 có văn bản báo cáo UBND thành phố chấp thuận chủ trương thay đổi vật liệu thép cửa van và UBND thành phố ban hành văn bản chấp thuận nội dung thay đổi này. 

Có thể bạn quan tâm

  • Dự án chống ngập 10.000 tỷ: Trung Nam khẳng định thông tin thay thế thép G7 bằng thép Trung Quốc là không đúng!

    Dự án chống ngập 10.000 tỷ: Trung Nam khẳng định thông tin thay thế thép G7 bằng thép Trung Quốc là không đúng!

    15:09, 14/09/2018

  • TP HCM kiểm tra năng lực tư vấn giám sát dự án chống ngập 10.000 tỷ

    TP HCM kiểm tra năng lực tư vấn giám sát dự án chống ngập 10.000 tỷ

    11:29, 19/09/2018

  • “Giải cứu” dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP HCM

    “Giải cứu” dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP HCM

    17:16, 03/07/2018

Văn bản cũng nêu rõ: Trong trường hợp chưa yên tâm về việc thay đổi vật liệu thép như Sở NN&PTNT phân tích, Sở kiến nghị UBND thành phố chấp thuận chủ trương thuê đơn vị tư vấn độc lập có đủ năng lực và kinh nghiệm về lĩnh vực cơ khí để thẩm tra, đánh giá việc thay đổi vật liệu thép của các cống khi lựa chọn thiết kế, thi công, chế tạo, lắp đặt cửa van trong dự án; thẩm tra nguồn gốc xuất xứ vật liệu thép,…

Sở NN&PTNT cũng kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo liên danh tư vấn giám sát hợp đồng chấp hành nghiêm túc và không nêu lại trong báo cáo về việc Trung Nam BT 1547 đã sử dụng tiêu chuẩn thép Trung Quốc GB T1591-2008 hay GB T1591-2015 chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư chấp thuận, do các tiêu chuẩn này đã được UBND Thành phố phê duyệt trong dự án. Đồng thời, không viện dẫn lại trong báo cáo chỉ dẫn kỹ thuật thi công cơ khí là Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 thay đổi nguồn gốc xuất xứ vật liệu thép thuộc nhóm G7 sang thép Trung Quốc, vì việc nhầm lẫn ghi nguồn gốc xuất xứ vật liệu trong báo cáo kỹ thuật chỉ dẫn thi công cơ khí đã được các đơn vị tư vấn thiết kế đính chính phù hợp theo các bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công. Cùng với đó, Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng căn cứ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công đã được sở NN&PTNT đóng dấu thẩm định, chủ đầu tư đóng dấu phê duyệt để kiểm tra, giám sát theo nhiệm vụ được giao theo hợp đồng tư vấn.

Trong trường hợp chưa yên tâm về việc thay đổi vật liệu thép như Sở NN&PTNT phân tích, Sở kiến nghị UBND thành phố chấp thuận chủ trương thuê đơn vị tư vấn độc lập có đủ năng lực và kinh nghiệm về lĩnh vực cơ khí để thẩm tra, đánh giá việc thay đổi vật liệu thép của các cống khi lựa chọn thiết kế, thi công, chế tạo, lắp đặt cửa van trong dự án; thẩm tra nguồn gốc xuất xứ vật liệu thép,…

Trong trường hợp chưa yên tâm về việc thay đổi vật liệu thép như Sở NN&PTNT phân tích, Sở kiến nghị UBND thành phố chấp thuận chủ trương thuê đơn vị tư vấn độc lập có đủ năng lực và kinh nghiệm về lĩnh vực cơ khí để thẩm tra, đánh giá việc thay đổi vật liệu thép của các cống khi lựa chọn thiết kế, thi công, chế tạo, lắp đặt cửa van trong dự án; thẩm tra nguồn gốc xuất xứ vật liệu thép,…

Sở NN&PTNT cũng kiến nghị UBND TP HCM sớm có ý kiến chỉ đạo để dự án sớm khởi động trở lại vì việc tạm dừng thì công làm ảnh hưởng đến các hạng mục dưới nước, làm tăng nguy cơ gây xói lở bờ sông, đáy sông do việc co hẹp dòng chảy kéo dài và an toàn giao thông thủy, ảnh hưởng chung đến chất lượng và tiến độ công trình.

Trước đó, liên quan đến dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), ông Nguyễn Tâm Tiến - Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam, cho biết dù dự án đã hoàn thành 72% khối lượng, nhưng buộc phải tạm dừng thi công từ ngày 27/04 do gặp vướng mắc trong vấn đề giải ngân từ phía Ngân hàng.

“Một trong các nguyên nhân dẫn đến việc chậm giải ngân là do Đơn vị Tư vấn giám sát Hợp đồng (viết tắt TVGSHĐ) của Dự án đã có một số nhận xét thiếu khách quan trong Hồ sơ xác nhận khối lượng thi công và chưa tuân thủ nguyên tắc làm việc mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã kết luận chỉ đạo tại Văn bản số 125/TB-VP ngày 05 tháng 03 năm 2018 của UBND TP HCM”, ông Tiến nhấn mạnh.

Đặc biệt, theo Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam thì khi trả lời một số cơ quan truyền thông, TVGSHĐ đã bỏ qua nhiều nội dung quan trọng nên dễ tạo ra sự hiểu nhầm. Theo đó, TVGSHĐ  nêu “không thống nhất từ Thiết kế cơ sở (TKCS) đến Thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) và thực tế thi công” là chưa chính xác, chỉ có sự thay đổi giữa TKBVTC và TKCS, còn thực tế thi công hoàn toàn tuân thủ TKBVTC.

Trước đó, Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam cho biết: Dù dự án đã hoàn thành 72% khối lượng, nhưng buộc phải tạm dừng thi công từ ngày 27/04 do gặp vướng mắc trong vấn đề giải ngân từ phía Ngân hàng mà một trong các nguyên nhân dẫn đến việc chậm giải ngân là do Đơn vị Tư vấn giám sát Hợp đồng của Dự án đã có một số nhận xét thiếu khách quan trong Hồ sơ xác nhận khối lượng thi công...

Dù dự án đã hoàn thành 72% khối lượng, nhưng buộc phải tạm dừng thi công từ ngày 27/04 do gặp vướng mắc trong vấn đề giải ngân từ phía ngân hàng.

Trungnam Group cũng khẳng định: Dự án không thiếu vốn, nhà đầu tư không có lỗi trong việc Dự án tạm dừng. Nguồn vốn dành cho Dự án đầy đủ và luôn có sẵn để giải ngân theo QĐ 2240 của Ngân hàng Nhà nước. “Vấn đề nằm ở chỗ TVGSHĐ ký xác nhận giá trị hoàn thành, tuy nhiên trong văn bản ký luôn kèm theo các ý kiến riêng thiếu cơ sở của mình. Sở Tài chính cũng nêu rõ là TVGSHĐ không thực hiện đúng theo chỉ đạo của UBND TP.HCM nên Sở không thể ký xác nhận tại văn bản 2903/STC-ĐTSC ngày 14/05/2018. Sau đó, TVGSHĐ đã ký lại tổng hợp các đợt tại văn bản HTFC-SCFC/LO-18-041 ngày 27/06/2018. Vì vậy, BIDV dừng giải ngân vì không có biểu mẫu 02A để Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho Dự án”.

“TVGSHĐ là Đơn vị Tư vấn ký Hợp đồng với đại diện Ủy ban nhân dân Thành phố để quản lý hợp đồng (không phải là Tư Vấn giám sát thi công công trình)”, ông Tiến nói thêm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kiến nghị sớm khởi động lại dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO